| Hotline: 0983.970.780

Mô hình sản xuất măng tây xanh hữu cơ thu nhập cao

Thứ Năm 16/12/2021 , 08:00 (GMT+7)

NINH THUẬN Trong khuôn khổ Dự án Khuyến nông Quốc gia, mô hình trồng măng tây xanh hữu cơ do Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố thực hiện cho lợi nhuận 200 triệu đồng/ha/năm.

Mô hình măng tấy xanh của Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố là nơi tham quan, học tập kinh nghiệm cho người dân. Ảnh: Đình Thung.

Mô hình măng tấy xanh của Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố là nơi tham quan, học tập kinh nghiệm cho người dân. Ảnh: Đình Thung.

Theo ông Bùi Văn Sáng, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố (đóng chân tại tỉnh Ninh Thuận), trong năm 2021, đơn vị này đã xây dựng 2 mô hình sản xuất măng tây xanh theo hướng hữu cơ với quy mô 4 ha, sản phẩm măng tây tươi trong mô hình đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP tiến tới hữu cơ.

Để người dân nắm bắt kiến thức và có thể tự sản xuất theo quy trình, Công ty đã tổ chức 2 lớp tập huấn trong mô hình với 40 người dân tham gia.

Ngoài ra, để đảm bảo các nội dung chuyên môn, nông dân tham gia mô hình có thể hướng dẫn người khác thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Công ty còn tổ chức 1 lớp tập huấn ngoài mô hình với 30 người dân tham gia.

Các hộ dân tham gia mô hình được tập huấn, trao đổi thông tin, trang bị kiến thức cả lý thuyết và thực hành về áp dụng công nghệ cao vào kỹ thuật trồng thâm canh măng tây xanh tại 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Ngoài ra mô hình là điểm để người dân trong vùng thăm quan học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.

Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố liên kết tiêu thụ hơn 50% sản phẩm cho người dân, hiệu quả kinh tế tăng trên 15% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận từ mô hình sản xuất măng tây xanh theo hướng hữu cơ là 200 triệu đồng/ha/năm, cao hơn so rất nhiều so với các cây trồng khác.

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.