| Hotline: 0983.970.780

'Mở kho báu' miền Tây xứ Nghệ

Thứ Năm 01/12/2022 , 16:24 (GMT+7)

Những hệ thống nông nghiệp sinh thái hiện hữu khắp miền Tây Nghệ An đã đánh thức nguồn tài nguyên vô tận, mở ra hướng đi đầy khả quan cho số đông đồng bào.

Empty

Sau Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, nhiều vùng cam mới đã được hình thành tại các huyện như Thanh Chương, Con Cuông. Ảnh: Công Điền.

Bà Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An khẳng định: “Áp dụng mô hình nông nghiệp sinh thái giúp các địa phương sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, tránh gây thất thoát, lãng phí, từ đó tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, đồng thời giảm thiểu tối đa tác động đến hệ sinh thái tự nhiên và sức khỏe con người. Cách làm này đang lan tỏa rộng khắp miền Tây Nghệ An, nơi hội tụ nhiều tiềm năng và lợi thế".

Về lĩnh vực trồng trọt, sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Nghệ An đã đạt được những kết quả quan trọng sau: Cây có hạt đạt trên 446.800 tấn, đảm bảo an ninh lương thực ở các huyện miền núi cao; chè búp tươi đạt 78.640 tấn, riêng 2 huyện Thanh Chương và Anh Sơn phủ sóng phần lớn diện tích chè của cả tỉnh; huyện Kỳ Sơn phát triển tốt giống chè tuyết Shan; huyện Quỳ Hợp và Nghĩa Đàn được biết đến là “thủ phủ” cây ăn quả có múi với tổng quy mô hơn 2.000 ha, về sau đã nhân rộng các vùng cam mới tại các huyện Con Cuông, Thanh Chương...

Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, năng suất, chất lượng các loại cây trồng đã được cải thiện nhanh chóng, vì lý do này các loại cây có thế mạnh như cam, dứa, mây tre đan, rau củ quả các loại, dược liệu… đều được mở rộng gấp nhiều lần so với năm 2013.

Về lĩnh vực chăn nuôi, trên cơ sở Đề án phát triển chăn nuôi đại gia súc và chế biến sữa tỉnh Nghệ An, những năm qua địa phương duy trì bước tiến khá toàn diện theo hướng phát triển tập trung, quy mô công nghiệp thông qua việc hình thành nhiều trang trại, gia trại ứng dụng công nghệ cao.

Thị trường và giá cả các mặt hàng cơ bản ổn định mang lại nguồn thu nhập tương xứng cho người nuôi, đồng thời góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng núi cao.

Đề cập đến miền Tây Nghệ An không thể bỏ qua lĩnh vực lâm nghiệp, vẫn thường được ví von như “mỏ vàng” còn ngủ quên. Dù mới chỉ phát huy được một phần tiềm năng nhưng xuyên suốt giai đoạn 2013-2020 ngành lâm nghiệp địa phương vẫn tạo ra những bước chuyển nhất định, ấy là nhờ mạnh dạn chuyển đổi hình thức sản xuất từ khai thác sang trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng bằng nguồn vốn xã hội hóa, đời sống của đại bộ phận đồng bào nhờ đó cũng đỡ cơ cực hơn.

Thực hiện Đề án phát triển kinh tế rừng giai đoạn 2011-2015; Dự án đường lâm nghiệp giai đoạn 2012-2014; Dự án Bảo tồn và phát triển khu Dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An; Dự án giảm phát thải khí nhà kính (REDD+), các dự án về biến đổi khí hậu…

Nghệ An đã tập trung khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ và trồng rừng để tăng độ che phủ, mặt khác phát triển các loại cây rừng cho giá trị kinh tế cao, tạo vùng nguyên liệu đủ lớn cho các nhà máy chế biến bột giấy, gỗ và các loại lâm sản khác ngoài gỗ, đặc biệt là dược liệu.

Trong giai đoạn này, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng hòa vào nhịp sống được xem là chìa khóa tháo gỡ mọi nút thắt, giúp giảm tải vô vàn áp lực đè nén bấy lâu, qua đó tạo động lực giúp lan tỏa mạnh mẽ các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Empty

Những cái tên như Lâm nông nghiệp Sông Hiếu đã nâng tầm diện mạo miền Tây Nghệ An. Ảnh: Công Điền.

Diện tích rừng Nghệ An dẫu lớn nhất cả nước nhưng chừng đó không thể bảo chứng cho thành công nếu thiếu đi những hạt nhân then chốt mang trọng trách đầu tàu. Chính sự nhập cuộc mạnh mẽ của những cái tên như An Việt Pháp, Tuấn Lộc, Lâm nông nghiệp Sông Hiếu… đã làm thay đổi diện mạo lâm nghiệp Nghệ An, hiệu quả vốn rừng có bước chuyển mình thần tốc.

Điều này được thể hiện qua hơn 10.288 ha (bao gồm 9.449 ha rừng trồng và 838 ha rừng tự nhiên) đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC, dự kiến đến hết năm 2022 có thêm 13.000 ha nữa. Với việc đẩy mạnh quá trình liên danh, liên kết thay vì giao hẳn cho doanh nghiệp như trước đây, kết hợp các ban quản lý rừng và các công ty lâm nghiệp đã tiến hành xây dựng và trình phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững, viễn cảnh tươi đẹp trong tương lai không xa là điều có thể mường tượng được.

Trở lại thực tại, lúc này trên địa bàn Nghệ An đã có nhiều mô hình trồng trừng gỗ lớn phát huy giá trị (giổi xanh lấy hạt tại Quế Phong; pơ mu, sa mu tại Kỳ Sơn, Quế Phong; gáo vàng tại Quỳ Châu; lát hoa tại Quỳ Hợp, Quỳ Châu…); nhiều mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng cho hiệu quả kinh tế cao (Bảo tồn và phát triển cây bon bo dưới tán rừng tại huyện Quế Phong, Kỳ Sơn với diện tích đạt trên 500 ha, trồng cà gai leo, kim ngân hoa tại huyện Con Cuông, mô hình trồng đẳng sâm, tam thất bắc, đương quy tại Kỳ Sơn...).

Empty

Những sản phẩm dược liệu trên đất Nghệ An đã ghi được dấu ấn nhất định. Ảnh: Công Điền.

Nghệ An xác định nông nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu, nhưng để phát triển bền vững đòi hỏi phải khẩn trương tháo gỡ những nút thắt, vấn đề tồn đọng, vốn là lực cản dai dẳng suốt bao năm qua.

Đầu tiên, phải thừa nhận tư duy sản xuất nông nghiệp sinh thái chưa thực sự phổ biến, các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn chủ yếu tập trung vào gia tăng sản lượng mà chưa thực sự chú trọng vấn đề an toàn thực phẩm, tính bền vững của hệ thống sản xuất, tính đa dạng sinh học, sức khỏe đất, cây trồng.

Tổng diện tích ứng dụng công nghệ cao tại miền Tây Nghệ An là 13.241/26.555 ha, chiếm trên 50% toàn tỉnh, những con số thống kê chỉ rõ tiềm năng phát triển khu vực này lớn đến nhường nào. Tin rằng với lộ trình bài bản, kế sách phù hợp, vùng cao Nghệ An sẽ sớm cụ thể hóa mục tiêu… hóa rồng.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.