| Hotline: 0983.970.780

Mở rộng liên kết sản xuất lúa gạo

Thứ Hai 12/03/2018 , 08:45 (GMT+7)

Mới đây, tại TP Cần Thơ, Bộ NN-PTNT phối hợp UBND TP Cần Thơ tổ chức hội nghị “Liên kết và tiêu thụ lúa gạo, xây dựng vùng nguyên liệu gạo an toàn, chất lượng cao vùng ĐBSCL”.

06-49-33_sn-xut-lu-o-dbscl-nh-hd
Sản xuất lúa ở ĐBSCL

Theo nhận định của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thị trường thương mại đang đòi hỏi gạo thơm, gạo đặc sản, gạo chất lượng cao và an toàn thực phẩm. Nhu cầu gạo chất lượng trong nước cũng tăng mạnh. Các DN kinh doanh lương thực cần bắt tay thực hiện liên kết SX, xây dựng vùng nguyên liệu, nâng cao chất lượng lúa gạo đạt chuẩn an toàn, giá thành cạnh tranh.

Theo dõi quá trình liên kết SX giữa các DN thành viên và HTX, tổ hợp tác nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu, ông Tôn Thọ Nhân, Trưởng phòng Nông sản thực phẩm – Tổng Cty Lương thực miền Nam (VNF2) thừa nhận: Tổng diện tích liên kết SX còn rất khiêm tốn so với tiềm năng SX lúa của vùng ĐBSCL cũng như so với điều kiện, năng lực của VNF2. Nguyên do những năm qua xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn. Mãi đến tháng 6/2017 thị trường khởi sắc trở lại, các DN thành viên VNF2 mới ký hợp đồng với quy mô diện tích, sản lượng gạo phù hợp theo yêu cầu đầu ra thị trường của đơn vị. Thế nhưng lúa ĐX 2017-2018 hiện đang thu hoạch, giá biến động tăng, dễ tiêu thụ, một số nông dân lại không muốn liên kết với DN. Thêm nữa, tình trạng hàng xáo đặt cọc tiền mua lúa trước thu hoạch 20-30 ngày và tranh mua với DN. Nông dân bán lúa ra bên ngoài khiến tỷ lệ mua lúa theo hợp đồng của DN đạt thấp.

Làm thế nào gia tăng hiệu quả trong quá trình liên kết SX? Thứ trưởng Trần Thanh Nam, nhấn mạnh: Tầm quan trọng trong quá trình thực hiện Quyết định 445/QĐ-TTg của Thủ tướng về Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020”, nhằm đẩy mạnh liên kết SX, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Bộ NN-PTNT chọn VNF2 là đơn vị chủ lực, thí điểm triển khai nhân rộng các mô hình liên kết SX và thu mua lúa gạo ở ĐBSCL.

Thứ trưởng chỉ đạo: Sau hội nghị, VNF2 có kế hoạch cụ thể, liên kết với các HTX. Trước tiên là các HTX thực hiện theo đề án của QĐ 445 và các HTX khác, lưu ý đảm bảo lợi ích hài hòa. Bắt đầu từ tháng 4/2018 triển khai kế hoạch thực hiện. Cục Kinh tế hợp tác và PTNT tham mưu, Bộ sẽ cùng với các địa phương, Sở NN-PTNT đồng hành, hỗ trợ các đơn vị DN liên kết với các HTX triển khai kế hoạch thực hiện và kịp thời tháo gỡ khó khăn. Bên cạnh đó cần xem HTX là trọng tâm, DN phải tin tưởng vào HTX. Sắp tới các Cục: Kinh tế hợp tác và PTNT, Trồng trọt, BVTV và TTKN Quốc gia sẽ ký cam kết liên tịch, sẵn sàng hỗ trợ triển khai mô hình. Đối với các HTX cần quan tâm đến vấn đề giống, phân bón, qui trình SX để đảm bảo xây dựng vùng nguyên liệu an toàn chất lượng cao. Đó chính là vấn đề cốt lõi trong quá trình liên kết.

+ Ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ:

Sự tham gia của chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong khâu tổ chức liên kết. Năm 2011 Cần Thơ phát động làm chương trình CĐL, đến nay có 22.000 ha. Chính quyền phải quy hoạch vùng SX, sau đó mời DN về địa phương hợp tác.

+ Bà Nguyễn Thị Phương Nga, cán bộ kỹ thuật cao cấp tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ):

Từ mô hình hợp tác công tư trong SX lúa thông qua dự án BRIA (Dự án Sáng kiến Phát triển Sản xuất Lúa gạo Khu vực Châu Á) ở 3 tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang (từ 2014-2017), thực hiện 22 mô hình với hơn 2.400 hộ nông dân thực hiện trên 3.300 ha. Chủ yếu HTX liên kết với các DN, tổ hợp tác. Kết quả giá thu mua DN cao hơn giá thị trường 50-100 đ/kg; mức độ thực hiện hợp đồng từ 50-100%. Hiệu quả dự án: giảm sử dụng lúa giống, giống lúa mới; giảm phân bón, giảm thuốc BVTV, nâng cao hiệu quả sử dụng nước. Việc áp dụng qui trình canh tác bền vững, tác động đến cộng đồng nhất là kết quả giảm chi phí SX, tăng lợi nhuận. Kết thúc mô hình SX tạo sản lượng trên 48.500 tấn gạo chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn dư lượng thuốc BVTV của châu Âu.

+ Ông Huỳnh Thanh Thấm, Giám đốc HTX Đức Huệ (Đồng Tháp):

HTX nhận thuê đất của nông dân với năng suất khoán 7 tấn/ha/vụ, giá lúa cố định 5 triệu đ/tấn, tương đương 35 triệu đồng/ha/vụ. HTX trực tiếp tổ chức SX, sau khi trừ chi phí SX bình quân 22 triệu đ/ha/vụ, phần còn lại 13 triệu đồng/ha/vụ chi trả cho hộ nông dân có đất cho thuê. Tính ra 3 vụ/năm nông dân thu được 39 triệu đồng mà không phải bỏ vốn đầu tư SX. Hơn nữa HTX còn tạo điều kiện cho nông dân làm ruộng trên chính mảnh đất của mình.

 

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Agribank  trao 50 phần quà cho các gia đình khó khăn

50 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang vừa được nhận quà từ Agribank.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.