| Hotline: 0983.970.780

Mỗi 'cây xoài nhà tôi' bán 3 triệu đồng

Thứ Năm 30/05/2019 , 15:38 (GMT+7)

Dù không có diện tích để canh tác nhưng người tiêu dùng vẫn có cơ hội sở hữu vài cây xoài, thậm chí cả vườn xoài đặc sản ở huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) thông qua mô hình “Cây xoài nhà tôi”.

Đây là ý tưởng độc đáo của Hợp tác xã xoài Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, với mong muốn mang sản phẩm của mình đến gần hơn nữa với người tiêu dùng.

Nhận thấy nhu cầu thị trường ngày càng ưa chuộng sản phẩm sạch, ông Võ Văn Phục đã chuyển đổi sang sản xuất xoài theo hướng an toàn từ mô hình “Cây xoài nhà tôi”. Qua hơn 3 năm canh tác, ông Phục thu được kết quả phấn khởi.

Đến tham quan mô hình trồng xoài của ông Phục, chúng tôi không khỏi trầm trồ trước một vườn xoài trĩu quả. Với hơn 12.000 m2 đất vườn, ông Phục chỉ trồng duy nhất giống xoài Cát Chu. Điểm đặc biệt ở vườn xoài là đã được gắn bảng đánh dấu tên tuổi những khách hàng đặt mua.

Thông qua mô hình "Cây xoài nhà tôi", người tiêu dùng và nông dân có sự gắn bó với nhau nhiều hơn.

Ông Phục chia sẻ, ông bắt đầu trồng xoài từ năm 1998, trước đây xoài chủ yếu bán cho thương lái, giá cả bấp bênh nên giá trị trái xoài không được phát huy. Khi tham gia mô hình “Cây xoài nhà tôi”, sản xuất theo phương pháp hữu cơ, sản phẩm được quản lý truy xuất nguồn gốc nên chất lượng đảm bảo.

Đến nay, qua hơn 3 năm canh tác, ông Phục bán được 6 "Cây xoài nhà tôi", với giá trung bình 3 triệu đồng/cây/năm. Mỗi năm (2 vụ) cung cấp cho khách hàng trên 100kg/cây (nếu trúng mùa) hoặc 70kg/cây (nếu mất mùa). Sản phẩm xoài thu hoạch được đóng gói chuyển đến tận nhà người mua.

Ngoài ra, khách hàng sở hữu “Cây xoài nhà tôi” còn có thể đến thăm hoặc quan sát từ xa qua hình ảnh được cập nhật trên trang web xoaicaolanh.com.vn.

Ông Phục chia sẻ, có thời gian việc tiêu thụ trái xoài của gia đình rất khó khăn, nhất là khi xoài bị sâu bệnh nhiều. Tuy nhiên, từ khi tham gia mô hình “Cây xoài nhà tôi”, giá bán ổn định, khách hàng trả tiền trước nên tạo điều kiện thuận lợi cho ông giảm một phần chi phí sản xuất ban đầu.

Điều quan trọng hơn là người nông dân cảm nhận được sự chia sẻ của khách hàng. Sản phẩm được sản xuất theo quy trình VietGAP nên khách hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng.

"Khi đặt mua bán như thế này, nghĩa là người sản xuất biết ai mua xoài của mình, trong khi người mua cũng biết rõ ai trồng và chăm sóc cây nên chúng tôi không thể nào làm ăn gian dối được", ông Phục nói.

Ông Võ Việt Hưng, Giám đốc HTX xoài Mỹ Xương chia sẻ: “Với ý tưởng xây dựng mô hình “Cây xoài nhà tôi”, HTX mong muốn người tiêu dùng và người nông dân có sự gắn bó và cảm thông với nhau nhiều hơn.

Từ mô hình này, khách hàng không những có thêm những trải nghiệm thú vị mà có thể hiểu được rằng nông dân chúng tôi rất tâm huyết và có trách nhiệm với những sản phẩm mình làm ra”.

Để tạo sự tin tưởng cho khách hàng về chất lượng trái, địa phương đang nâng cấp trang web xoaicaolanh.com.vn để việc truy cập trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn.

Đối với các sản phẩm xoài, huyện cũng đang phối hợp cùng các đơn vị từng bước ứng dụng công nghệ blockchain nhằm chứng minh thông tin sản phẩm.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm