| Hotline: 0983.970.780

Một số kiến giải về chiến lược kinh tế biển Việt Nam

Chủ Nhật 13/10/2019 , 10:24 (GMT+7)

Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), Báo Nông nghiệp Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của doanh nhân Nguyễn Hoàng Anh - Tổng Giám đốc Công ty Nam Miền Trung kiến giải một số vấn đề về chiến lược phát triển kinh tế biển.  

Ông Nguyễn Hoàng Anh (phải) giới thiệu với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công nghệ nuôi tôm hiện đại của Công ty Nam Miền Trung.

Mới đây, Bộ NN-PTNT và Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị về Kinh tế Đại dương xanh tại Nha Trang nhằm hướng đến việc áp dụng công nghệ xanh và các sản phẩm thông minh trong nuôi trồng thủy sản.

Qua nhiều báo cáo đánh giá, từ góc nhìn của các chuyên gia; các nhà khoa học, các doanh nghiệp đã nêu và thảo luận tương lai cho ngành nuôi biển.

Thực trạng ngành khai thác thủy sản Việt Nam

Trong những năm gần đây ngành khai thác thủy sản của Việt Nam đã có dấu hiệu suy giảm rất nhiều về sản lượng và giá trị. Việc này chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:

Một là thềm lục địa Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua ngư dân đã khai thác theo nhiều hình thức khác nhau, làm cho nguồn tài nguyên dồi dào của biển đến lúc đã cạn kiệt.

Hai là các nước láng giềng đã tăng cường kiểm soát thềm lục địa biển.

Ba là Thẻ vàng của Liên minh châu Âu đã rút ra cảnh báo thuỷ sản khai thác Việt Nam, làm cho ngư dân chúng ta rất khó và không thể tiếp cận các vùng biển quốc tế để khai thác.

Bốn là nguồn lực đầu tư cho hoạt động khai thác khó khăn hơn và thu hẹp dẫn đến sản lượng, giá trị thuỷ sản khai thác tự nhiên đã sụt giảm.

Trong khi đó chi phí đầu tư và phục vụ cho hoạt động khai thác trên biển ngày càng tăng. Đây là một áp lực lớn, vì chi phí bỏ ra nhưng hoạt động khai thác không hiệu quả. Dẫn đến mất cân đối thu nhập, hệ lụy tương lai đối với những ngư dân, doanh nghiệp sống bám vào ngành khai thác biển tổn thất là không hề nhỏ .

Giải pháp chiến lược kinh tế biển

Thế kỷ 21 được xem là “Thế kỷ của đại dương”. Chính vì tầm quan trọng đó, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp để đưa nước ta trở thành quốc gia biển mạnh, vào năm 2045.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường khảo sát tình hình nuôi biển tại Khánh Hòa. Ảnh: Kim Sơ

Cụ thể, ngày 22/10/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW).

Trong đó có những mục tiêu tổng quát như: Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển... 

Về kinh tế biển, mục tiêu cụ thể đến năm 2030 đó là các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 - 70% GDP cả nước. Các ngành kinh tế biển phát triển bền vững theo các chuẩn mực quốc tế; kiểm soát khai thác tài nguyên biển trong khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển. 

Ông Nguyễn Hoàng Anh - Phó Chủ tịch Hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA), Tổng giám đốc Công ty Nam Miền Trung. Ảnh: Tùng Đinh

Để đạt được những mục tiêu quan trọng trên, qua thực tiễn hoạt động, tôi kiến giải một số việc cụ thể sau:

Với thực trạng và nhiều nguyên nhân đang phải đối mặt với ngành khai thác thuỷ sản biển như trên, tương lai ngành khai thác là một thách thức với thủy sản Việt Nam. Việc cấu trúc lại ngành khai thác thủy sản biển là mục tiêu cần phải thực hiện sớm. Ngoài ra, cần thực sự quyết tâm, nhanh chóng phải quy hoạch biển và tổ chức nuôi trồng trên biển nhằm khai thác giá trị biển, chủ động đối tượng thủy sản giá trị cao, chủ động sản lượng để bù đắp sản lượng và giá trị sụt giảm từ khai thác tự nhiên, giảm thiểu rủi ro thiên tai do hoạt động khai thác.

Việc quy hoạch và tổ chức nuôi trồng trên biển một cách có chiến lược sẽ tạo điều kiện công ăn việc làm, giải quyết nguồn lực ngư dân lao động biển, giảm lãng phí trong đầu tư về chi phí cho hoạt động khai thác trên biển nhưng thu lại không tương xứng. Giảm hoạt động khai thác tự nhiên, hướng đến cấm khai thác khi vào mùa sinh sản, nhằm nuôi dưỡng tái sinh nguồn lợi biển.

Khu vực nuôi tôm bố mẹ của Công ty Nam Miền Trung.

Khi có quy hoạch và chiến lược, các tổ chức và cá nhân bám vào qui hoạch, bám vào thị trường để nuôi trồng và khai thác tốt. Định hướng quản lý nguồn lợi thủy sản của nhà nước, tổ chức và cá nhân cũng phù hợp mục tiêu phát triển và nhu cầu khách hàng.

Khi có đường lối, quy hoạch và mục tiêu rõ ràng, việc khuyến khích tổ chức hay cá nhân sản xuất tốt và đúng qui hoạch cũng trở thành bài toán dễ dàng thực thi hơn, giá trị của loại thủy sản nuôi trồng cũng được đảm bảo hơn. Kinh tế nuôi biển Việt Nam sẽ chủ động và thành công.

Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung (Nam Miền Trung) tham gia ngành tôm giống từ năm 1997, tiền thân là cơ sở sản xuất tôm giống tại xã Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, Bình Thuận). Đến nay, Công ty Nam Miền Trung trở thành doanh nghiệp 100% vốn trong nước dẫn đầu lĩnh vực sản xuất tôm giống với công nghệ sản xuất tiên tiến, quy trình kỹ thuật hiện đại bậc nhất Đông Nam Á. Hiện tại, Công ty Nam Miền Trung có hệ thống sản xuất phủ khắp từ các tỉnh miền Trung tới Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, 7 khu phức hợp sản xuất công nghệ cao tôm giống tại Bình Thuận được đầu tư quy mô theo tiêu chuẩn công nghệ Mỹ với năng lực sản xuất đạt từ 15 tỷ con giống/năm.

 

Tổng giám đốc Công ty Nam Miền Trung

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm