| Hotline: 0983.970.780

Một số mẹo giảm tỷ lệ tử vong ở lợn con

Thứ Năm 18/08/2022 , 14:30 (GMT+7)

Tỷ lệ tử vong của lợn con ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi động vật và khó chấp nhận, bởi tỷ lệ sống sau cai sữa quyết định thu nhập của hộ chăn nuôi.

Đàn lợn con sau cai sữa. Ảnh: Van Assendelft Fotografie

Đàn lợn con sau cai sữa. Ảnh: Van Assendelft Fotografie

Theo các con số thống kê trong những năm gần đây, tỷ lệ chết của lợn con trên thế giới trung bình dao động từ 15% đến cao nhất là 20%. Nguyên nhân gây ra tỷ lệ chết của lợn con, bao gồm vô số các vấn đề phức tạp giữa lợn nái, lợn con và môi trường.

Khả năng sống sót của lợn con là yếu tố chính quyết định năng suất và lợi nhuận của toàn hệ thống chăn nuôi. Do đó, người chăn nuôi cần phải tìm ra các chiến lược để giảm tỷ lệ tử vong ở lợn con cả trước và sau giai đoạn cai sữa.

Thứ nhất cần hiểu rõ tập tính tự nhiên của lợn nái, đặc biệt là xung quanh giai đoạn đẻ cùng với sinh lý của heo con sơ sinh- đây là điều cần thiết để cải thiện khả năng sống sót của lợn con.

Do lợn con sơ sinh không có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt và rất dễ bị hạ thân nhiệt dẫn đến rủi ro nên lợn con có xu hướng chui rúc vào lợn mẹ để tìm nguồn nhiệt và tiến sát gần bầu vú của mẹ. Điều này khiến chúng dễ bị lợn mẹ đè lên mỗi khi con nái đứng lên hoặc nằm xuống. Trong các hệ thống sản xuất thâm canh hiện đại, 50% tỷ lệ lợn con chết trước khi cai sữa xảy ra trong vòng 3 ngày đầu sau khi đẻ do sức sống và khả năng chống chịu với môi trường mới thấp.

Thứ hai là lựa chọn cho sức đề kháng của cơ thể hay khả năng miễn dịch. Theo đó việc tăng số lượng lợn con của lợn nái trong lứa đẻ thường dẫn đến trọng lượng sơ sinh của lợn con thấp hơn, và các bệnh phức tạp hơn làm giảm khả năng sống sót. Do đó, việc chọn lọc các tính trạng miễn dịch liên quan đến các đặc điểm sản xuất chăn nuôi của từng trang trại và mục đích kinh tế. Vì vậy người chăn nuôi cần phải có kiến ​​thức cụ thể về nền tảng di truyền của hệ thống miễn dịch để có những hiểu biết hữu ích về khả năng kết hợp của nó vào chương trình nhân giống.

Thứ ba là cần lưu ý việc cho lợn con bú: Khi quy mô lứa đẻ tăng lên, người chăn nuôi lợn cần đảm bảo rằng lợn con sơ sinh được nhận đủ sữa non. Vì vậy việc tách đàn lợn con tạm thời những con mới đẻ đã tiêu thụ hết lượng sữa non của chúng từ mẹ trong ngày đầu tiên, để chúng không phải cạnh tranh với những con khác là cần thiết.

Công đoạn này nên được áp dụng dựa trên thứ tự sinh hoặc trọng lượng khi sinh của cả đàn. Trong phương pháp tiếp cận thứ tự sinh, những con lợn con sơ sinh được tiếp cận với lợn nái và sau đó chúng bị tách riêng ra để nhường chỗ cho những con sinh sau hoặc nhẹ cân có thêm cơ hội để bú sữa mẹ.

Đối với hầu hết các giống lợn, số lượng lợn con trung bình trên mỗi lứa đẻ là khoảng bảy hoặc tám con là đẹp. Ảnh: Poutry World

Đối với hầu hết các giống lợn, số lượng lợn con trung bình trên mỗi lứa đẻ là khoảng bảy hoặc tám con là đẹp. Ảnh: Poutry World

Thứ tư: Áp dụng phương pháp bồi dưỡng chéo

Mục tiêu của việc bồi dưỡng chéo là nhằm đảm bảo cân bằng số lượng lợn được thụ hưởng dinh dưỡng, đồng thời cung cấp cho chúng cơ hội sống sót tối ưu nhất có thể. Trong phương pháp này, lợn con được bắt ra khỏi ổ đẻ của chúng ngay từ đầu. Sau đó, chúng được đem đi cho “bú chực” sữa từ một con nái khác có cùng chu kỳ sinh nhưng ít con hơn để nâng cao khả năng tiếp cận nhiều với nguồn sữa hơn. Những con lợn con này sau đó sẽ tiếp tục cho sống chung với “lợn mẹ mới” cho đến khi cai sữa.

Tuy nhiên lưu ý, người chăn nuôi phải đảm bảo rằng lợn con mới đẻ không được chuyển đi quá sớm, sẽ bỏ sót sữa non hoặc quá muộn vì có thể ảnh hưởng bất lợi  và suy giảm tốc độ tăng trưởng.

Thứ năm: Quản lý nhiệt độ heo con

Trong vài giờ đầu tiên sau khi sinh, được coi là thời điểm rất quan trọng để duy trì nhiệt độ cơ thể của lợn con và cải thiện tỷ lệ sống sót của chúng. Những con lợn con nhẹ cân thường có tỷ lệ tăng trọng trung bình hàng ngày chậm hơn và do đó chúng cần được bổ sung thêm nhiệt sau khi sinh.

Khuyến cáo người chăn nuôi lưu ý giữ nhiệt độ chuồng trại cần ở mức 25 độ C khi lợn mẹ bắt đầu cắn ổ. Sau đó, cần điều chỉnh hạ nhiệt độ xuống mức 20 độ C sau khi con lợn con cuối cùng của lứa đẻ được chui ra.

Việc áp dụng mức nhiệt nói trên thường được kéo dài trong 12 giờ đầu sau khi lứa đẻ kết thúc, bằng cách sử dụng nhiệt bức xạ, hệ thống điều chỉnh nhiệt độ dưới nền sàn và làm khô heo con kết hợp với việc sử dụng đèn sưởi và rơm rạ trong chuồng trại để đạt được hiệu quả cao nhất cũng như cải thiện thời gian bú sữa đầu tiên.

Lưu ý cuối cùng: Tất cả các biện pháp vừa được mô tả kể trên là công cụ quản lý cần thiết nhằm cải thiện tỷ lệ sống của đàn lợn con. Tuy nhiên, việc thực hiện chúng phụ còn thuộc vào kiến ​​thức thực tế cũng như kỹ năng chăn nuôi của từng hộ chăn nuôi, vùng miền trong giai đoạn sinh đẻ. Do đó, những người chăn nuôi có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản là rất quan trọng để cải thiện phúc lợi động vật, giảm thiểu căng thẳng (stress) và tránh tác động quá mức đến lợn con.

(Pigprogress)

Xem thêm
Vật nuôi khốn đốn vì mưa lạnh kéo dài

BÌNH ĐỊNH Thời gian gần đây, Bình Định có mưa lạnh kéo dài, khiến sức đề kháng của vật nuôi giảm sút, đây là cơ hội để dịch bệnh phát sinh, người chăn nuôi lo ngay ngáy.

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản tăng 6,3%

Ngày 26/12, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai kế hoạch công tác năm 2025.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.