| Hotline: 0983.970.780

Một số trận đánh quốc đảo trong lịch sử

Thứ Năm 04/08/2022 , 15:41 (GMT+7)

Các quốc đảo luôn có năng lực phòng thủ rất mạnh và thường có sự cam kết bảo vệ bởi những siêu cường. Dưới đây là một số trận đánh quốc đảo trong lịch sử.

Napoleon

Khoảng cách ngắn nhất của Eo biển Dover nằm giữa Anh và Pháp khoảng 32km, nhưng khoảng cách ấy đã là một sự thách đố hàng trăm năm với các cường quốc lục địa châu Âu như Pháp dưới thời Napoleon và Đức quốc xã dưới thời Hitler.

Hoàng đế Pháp Napoleon khoảng năm 1803 đã tổ chức một đội quân mang tên Armée d'Angleterre gồm 200.000 quân nhằm xâm lược nước Anh. Họ được tập hợp và huấn luyện tại 3 trại đối diện nước Anh là Boulogne, Bruges và Montreuil.

Vấn đề còn lại là làm sao đội quân này có thể đổ bộ lên đất Anh. Napoleon thành lập một hạm đội lớn có tên là Flottille de Boulogne, bao gồm các thuyền chiến nhỏ, thuyền chiến lớn hai buồm và phà chở quân.

Napoleon đã lên kế hoạch sử dụng khí cầu để đánh nước Anh.

Napoleon đã lên kế hoạch sử dụng khí cầu để đánh nước Anh.

Nhưng khi Napoleon trực tiếp duyệt binh, các chiếc thuyền được cho là thiết kế không phù hợp, cộng với thời tiết xấu, khiến cho nhiều binh lính đã chết.

Là một vị tướng thích phiêu lưu, Napoleon đã nảy ra ý tưởng chở quân bằng khinh khí cầu. Ông đã bổ nhiệm Sophie Blanchard, một nữ chuyên gia về khí cầu làm trưởng bộ phận khinh khí cầu.

Nhưng kế hoạch cuối cùng cũng thất bại, nguyên nhân được cho là do gió và khí cầu không chở được nhiều người. Ngoài ra, để có tiền cho cho cuộc chiến, Napoleon đã bán bang Louisiana cho Hoa Kỳ, với giá khoảng 323 triệu đô la theo thời giá năm 2020.

Một vấn đề khác nữa là, làm sao để kiểm soát tuyến đường biển, nằm giữa Anh và Pháp. Napoleon thừa nhận sự thật rằng hải quân Pháp không thể đánh trực diện với hải quân Anh.

Lúc này hải quân Anh phong tỏa hải quân Pháp. Napoleon đã phác ra kế hoạch là hải quân Pháp sẽ đi vòng, đổ bộ lên Ireland. Mọi việc thuận lợi, cho đến khi hạm đội Pháp đã đương đầu với hải quân Anh ở trận Cape Finisterre (1805), gần bờ biển Tây Ban Nha.

Kết quả hải quân Anh đã đánh bại hải quân Pháp trong một trận quyết định. Bên Pháp có khoảng 647 người chết, 1.200 người và 2 tàu bị bắt. Và kế hoạch xâm lược đảo Anh của Napoleon đã thất bại hoàn toàn.

Phác thảo kế hoạch Sư tử biển nhằm chiếm nước Anh của quân Đức.

Phác thảo kế hoạch Sư tử biển nhằm chiếm nước Anh của quân Đức.

Hitler

Trong giai đoạn đầu thế chiến 2, Đức đã xâm lược hầu hết các nước châu Âu, như Pháp, Hà Lan, Bỉ chỉ còn nước Anh và Liên Xô là những nước còn lại có thể đe dọa Đức ở châu Âu.

Khoảng năm 1940, Đức lập kế hoạch đánh Anh, với tên gọi Chiến dịch Sư tử biển. Lúc này máy bay tấn công đã phổ biến, với quan điểm rằng kẻ nào trội hơn về không quân và kiểm soát không phận thì sẽ thắng. Đức đã dùng không quân tấn công nước Anh.

Khoảng từ tháng 7 năm 1940, không quân Đức (Luftwaffe) đã dùng khoảng 2.500 máy bay quân sự tấn công Anh. Kết quả được cho là đã thất bại, Đức bị phá hủy gần 2.000 máy bay.

Đức không phá hoại được các cơ sở sản xuất, hạ tầng quan trọng của Anh, cũng không đánh bại được Lực lượng không quân hoàng gia Anh (Royal Air Force). Đây được coi là thất bại lớn đầu tiên của quân Đức trong thế chiến 2.

Vấn đề lớn thứ hai đó là Đức đã mất một số lớn tàu chiến vào chiến dịch xâm lược Nauy trước đó, khiến cho số lượng tàu hải quân của Đức vốn đã thua xa hải quân Anh, nay còn thua kém hơn nữa.

Sau này Thủ tướng Anh Churchill đã nói rằng: “Cho dù người Đức sở hữu các lực lượng đổ bộ được trang bị tốt vào năm 1940 thì nhiệm vụ của họ vẫn là một niềm hy vọng xa vời khi đối mặt với hải quân và không quân của ta”.

Có nhiều tranh cãi về việc Hitler nghiêm túc chuẩn bị đánh Anh hay không, nhưng cuối cùng, Hitler và bộ chỉ huy quân Đức đã từ bỏ kế hoạch Sư tử biển và năm 1941 tiến hành chiến dịch Barbarossa nhằm vào Liên Xô.

Trong lịch sử thế giới ngoài Napoleon và Hitler, một vị vua nổi tiếng cũng chịu số phận tương tự là Hốt Tất Liệt. Vị vua Mông Cổ đã hai lần tung quân nhằm chiếm đảo quốc Nhật Bản, nhưng do bão biển, khiến cho thuyền đắm, quân chết, dẫn tới thất bại trong cả hai lần, vào các năm 1274 và 1281.

Khi đánh phát xít Nhật, với lực lượng nửa triệu quân áp đảo, Mĩ đã mất hơn 12.000 lính ở hòn đảo bé nhỏ Okinawa. Trận Okinawa được cho là nguyên nhân Mĩ quyết định sử dụng hai quả bom nguyên tử để kết thúc chiến tranh. Bởi vì nếu đánh chiếm các đảo ở Nhật, thương vong được dự đoán là lên con số hàng triệu người.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm