| Hotline: 0983.970.780

Mùa mưa nên thận trọng các dịch hại trên lúa làm đòng và trổ

Thứ Năm 27/05/2021 , 18:39 (GMT+7)

Các loại dịch hại thường gây hại nghiêm trọng đến sự sinh trưởng cây lúa vào giai đoạn đòng trổ. Nếu không có biện pháp phòng trừ sẽ ảnh hưởng năng suất cuối vụ.

Bệnh lem lép hạt trên lúa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bệnh lem lép hạt trên lúa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay trên đồng ruộng của vùng ĐSBCL đang có trên 1,1 triệu ha lúa hè thu, trong đó có khoảng 30% diện tích bước vào giai đoạn đòng – trổ, kèm theo tình hình thời tiết nhiều mưa nên sẽ gây nhiều nỗi lo về dịch hại như: bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, khô vằn và đặc biệt là lem lép hạt.

Các loại dịch hại trên lúa nêu trên sẽ gây hại đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, nhất là vấn đề năng suất cuối vụ bởi đặc tính tác động trực tiếp đến lá lúa, thân lúa và bông lúa, mà cây lúa thì lại rất cần bộ lá đòng xanh tốt để quá trình quang hợp tạo tinh bột được thuận lợi diễn ra. Đường bột muốn chuyển vào hạt thì phải đi vào bẹ lá, sau đó di chuyển xuống thân rồi mới vào hạt, vì thế khi thân lúa hay lá lúa bị dịch hại tấn công xem như đường đi của nguồn tinh bột sẽ tắc nghẽn, năng suất thất thu.

Bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn Xanthomonas gây ra, vi khuẩn sẽ sinh sôi phát triển trong mạch nhựa của cây lúa rồi xâm nhập qua 2 con đường: khí khổng và vết thương. Thời tiết như hiện nay cũng là điều kiện vô cùng thuận lợi để cháy bìa lá phát triển. Bệnh nặng sẽ làm cho lá bị cháy khô hoàn toàn, do đó nếu cháy bìa lá tấn công sớm mà bà con không phòng trị kịp thời thì năng suất sẽ suy giảm đáng kể.

Đối với bệnh đạo ôn thì bà con thường thấy nhất là bệnh trên lá và trên cổ bông. Bệnh tấn công trên lá sẽ bắt đầu biểu hiện thành những chấm nhỏ màu xanh xám nhạt, rồi lớn dần có hình thoi, nhọn ở 2 đầu với phần giữa rộng và có màu xám tro, xung quanh nâu đậm, phần tiếp giáp với mô khỏe có màu nâu nhạt.

Khi bệnh nặng, lúa có thể bị cháy rụi hoàn toàn và không có khả năng hồi phục. Với cổ bông, vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu đen tại đoạn cổ giáp với tai lá và lớn dần về sau làm cổ bông khô héo, đồng nghĩa với việc quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá vào hạt bị gián đoạn, bông lúa bị lép lửng.

Thứ ba là khô vằn, bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra, đây là loại bệnh hại từ bẹ lá đến phiến lá và cả cổ bông. Trên bẹ lá khi bị bệnh sẽ xuất hiện các vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành dạng vết vằn hổ, các bẹ lá sát mặt nước thường xuất hiện bệnh trước. Đối với vết bệnh trên lá cũng có các biểu hiện như ở bẹ và vết bệnh lan rộng rất nhanh, tạo ra từng mảng vằn hổ, lá già ở dưới hoặc lá sát mặt nước là nơi phát sinh trước sau đó lan dần lên.

Ở cổ bông thường là vết vằn kéo dài bao quanh, hai đầu vết bệnh có màu xám loang ra, phần giữa vết bệnh màu lục sẫm. Khi bị nặng thì cả bẹ lá và phần lá phía trên sẽ chết lụi.

Bệnh cháy bìa lá lúa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bệnh cháy bìa lá lúa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Còn về lem lép hạt, đây là một loại bệnh hại do rất nhiều yếu tố cấu thành, là tên gọi chung của hiện tượng hạt lúa bị lửng hoặc lép, tức là bên trong ít hoặc rất ít gạo, nghiêm trọng hơn là hoàn toàn không có gạo. Chúng tấn công trên tất các các giống lúa và ở mọi mùa vụ, nếu gặp phải mà không có giải pháp phù hợp khiến bệnh lây lan nhanh thì có thể mất trắng năng suất.

Vấn đề phòng trị dịch hại nói chung luôn là không dễ dàng và đòi hỏi những giải pháp tổng hợp. Trước hết cần dọn sạch tàn dư thực vật trong và ngoài ruộng sau khi thu hoạch lúa. Làm đất thật kỹ để hạn chế tối đa sự lưu trú của dịch hại. Chọn giống tốt để đảm bảo không có nguồn bệnh và cung cấp dinh dưỡng cho cây ở mức hợp lý, tránh thừa hoặc thiếu dinh dưỡng. Sau cùng là áp dụng biện pháp sử dụng thuốc để quản lý dịch hại nhanh chóng.

Bà con có thể sử dụng Chubeca 1.8SL để giải quyết tổng hợp các nỗi no về lem lép hạt, đạo ôn, cháy bìa lá, khô vằn thời kỳ đòng trổ. Chubeca 1.8SL là chế phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, với vai trò là kháng sinh thực vật sẽ giúp lá lúa dày và đứng, hạn chế mầm bệnh xâm nhập. Đối với giống ngắn ngày bà con hãy sử dụng Chubeca 1.8SL ở giai đoạn trước và sau trổ, đối với các giống dài ngày thì bà con có thể phun bổ sung một lần khi lúa đỏ đuôi để tăng tính bảo vệ cho lúa. Liều lượng sử dụng Chubeca 1.8SL là: 60 – 70ml/bình 25L.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.