| Hotline: 0983.970.780

Mùa quả đỏ ở 704

Thứ Ba 10/12/2013 , 10:58 (GMT+7)

Hẹn mãi với anh Nguyễn Văn Bể, Giám đốc Cty TNHH MTV Cà phê 704, tôi mới có dịp đi thăm các đội sản xuất (SX) cà phê của Cty đúng vào mùa hái quả.

Hẹn mãi với anh Nguyễn Văn Bể, Giám đốc Cty TNHH MTV Cà phê 704, tôi mới có dịp đi thăm các đội sản xuất (SX) cà phê của Cty đúng vào mùa hái quả. Mặc dù rất bận nhưng anh vẫn dành cho tôi ít thời gian để đi thăm vườn cây ở các huyện Sa Thầy, Đăk Hà, Đăk Glei (Kon Tum).

Ngồi trên xe Giám đốc Nguyễn Văn Bể tranh thủ giới thiệu với tôi về cách chăm sóc vườn cây cà phê như: Tạo cành như thế nào, bón phân với liều lượng cho từng giai đoạn ra sao, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho từng khu vực, theo từng thời điểm, áp dụng từng chủng loại phù hợp…, đồng thời còn cử cán bộ kỹ thuật giám sát chặt chẽ từng hộ nhận khoán, đội SX phải áp dụng đúng những tiến bộ KHKT chăm sóc vườn cây.


Mùa quả đỏ ở 704

Ngoài việc đầu tư bằng lượng, Cty còn đầu tư vốn cho các hộ nhận khoán thực hiện khâu làm đất, cải tạo lại đất như: Cuốc xốp, cày ép xanh… nhằm giúp vườn cây phát triển một cách bền vững theo hướng hữu cơ hóa. Bên cạnh đó, Cty còn phát động phong trào thi đua thâm canh tăng năng suất vườn cây từ tháng 5-10 hằng năm đã được người lao động nhiệt tình, tích cực hưởng ứng.

Mặc dù vườn cây cà phê kinh doanh đã bước vào giai đoạn “lão hoá” nhưng năng suất cà phê vẫn rất cao, bình quân đạt 4 tấn nhân/ha. Nhờ năng suất đạt cao mà những hộ nhận khoán chỉ với 1 ha vườn cây của Cty mỗi năm có thu nhập từ 55- 60 triệu đồng.

Cty TNHH MTV Cà phê 704 (đơn vị thành viên của Tổng Cty Cà phê Việt Nam) tiền thân là Cty Cà phê Đăk Uy 3 được hình thành từ Nông trường cà phê thuộc Cty Xuất nhập khẩu Kon Tum, Cty Thủy nông, Nông trường Cà phê Đăk Uy 3.

Đi lên từ cơ sở SX chỉ có vài trăm ha cây công nghiệp ban đầu, trong đó phần lớn diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp; địa bàn SX của Cty lại phân tán ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, trong khi đó vốn lưu động của Cty hạn chế, nợ đầu tư còn tồn đọng khá nhiều… nên việc đầu tư cho các hộ nhận khoán gặp nhiều khó khăn.

Với 514 ha cây cà phê nằm trên 3 huyện Đăk Hà, ĐăkGlei, Sa Thầy, chất lượng cây không đồng đều, nhất là ở ĐăkGlei, Sa Thầy nhưng người nhận khoán đã nỗ lực cùng Cty đầu tư chăm sóc đến cuối năm phát triển khá tốt và cho năng suất khá.

Cụ thể: khu vực huyện Đăk Hà có 151 ha, sản lượng 2.718 tấn quả tươi; huyện Sa Thầy 188 ha, sản lượng 3.008 tấn; Đăk Glei có 171 ha, sản lượng 2.052 tấn. Ngoài ra, Cty còn có 92 ha cao su, sản lượng hằng năm đạt 315 tấn mủ nước, 72 ha lúa nước, sản lượng đạt 864 tấn, kinh doanh vật tư phân bón 1.050 tấn, xăng, dầu 650 nghìn lít.

Đồng thời Cty duy trì tốt tổ dịch vụ thu mua toàn bộ sản phẩm cà phê quả tươi tại khu vực Hơ Moong và ĐăkGlei phục vụ công tác chế biến, SX cà phê nhân. Từ đó đời sống cán bộ công nhân viên nhất là người nhận khoán là đồng bào các dân tộc như Hà Lăng, Rẻ Chiên… ngày càng được cải thiện, góp phần củng cố lòng tin cho người dân, đảm bảo hài hòa 3 lợi ích: Nhà nước, DN, người lao động.

Riêng năm 2013, dự kiến doanh thu của Cty đạt 70 tỷ đồng, lãi 3,5 tỷ đồng và nộp ngân sách Nhà nước 2 tỷ đồng.

Thực hiện Nghị quyết 04 khóa XII của Tỉnh ủy Kon Tum về phân công các đơn vị kết nghĩa, đỡ đầu những thôn làng đặc biệt khó khăn, Cty nhận làm “bà đỡ’’ thôn 5A, xã Đăk Ui; thôn Đăk Wớt, xã Hơ Moong; thôn Long Yên, xã Đăk Long, giúp bà con ngói lợp nhà, hỗ trợ kinh phí xây dựng nâng cấp nhà Rông, tu sửa đường sá, tặng quà đối tượng chính sách, gia đình khó khăn dịp lễ tết, tham gia đóng góp lương thực vào ngân hàng lương thực cộng đồng… với tổng trị giá hàng chục triệu đồng mỗi năm.

Bình quân mỗi vụ thu hoạch cà phê, Cty đã tạo việc làm thời vụ cho trên 1.500 lao động, trong đó có 600 lao động của Cty, thu nhập hàng trăm triệu đồng cho nhân dân địa phương, góp phần cùng địa phương xóa hàng trăm hộ thoát nghèo.

Nơi địa bàn Cty đứng chân, về cơ bản không còn hộ đói, cơ sở hạ tầng được cải thiện, trình độ dân trí, đời sống mọi mặt của nhân dân không ngừng được nâng lên, từ đó an ninh trật tự được đảm bảo.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm