| Hotline: 0983.970.780

Mùa thi bàn chuyện đi chùa

Thứ Tư 01/06/2016 , 13:15 (GMT+7)

Cứ vào mùa thi, rất nhiều sĩ tử kéo nhau lên chùa cầu nguyện. Vẫn là điệp phúc muôn thuở, đã được báo chí phản ánh rất nhiều: Cầu cho thi đậu, điểm cao.

Tất nhiên, khi chúng ta cảm thấy bất an, yếu đuối về thể chất, mất tự tin trong cuộc sống… thì việc đi chùa cầu nguyện là điều tuyệt vời.

Cửa Phật luôn luôn rộng mở đón lấy mọi người. Nơi thanh tịnh, tôn nghiêm, tạo cảm giác thư thái, rất dễ để chúng ta lấy lại sự tự tin, có chỗ dựa vững chắc để cân bằng cuộc sống, tránh được những căng thẳng, hoang mang.

Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta lạm dụng tín ngưỡng tôn giáo để cầu nguyện những việc theo kiểu trông cậy, “cầu được ước thấy” theo hơi hướng mê tín, hoặc có những hành vi thiếu nhã nhặn nơi cửa chùa.

Nghịch lý ở chỗ, nhiều bạn học khá giỏi lại ít đi chùa để cầu nguyện thi đậu, trong khi các bạn lười học, hoặc học kém thì rủ nhau lên chùa như đi trẩy hội. Cách ăn mặc của các em thì ôi thôi khỏi nói, cứ y như đang lên sàn catwalk hay trong những buổi biểu diễn nhạc hip-hop.

Ngày thường, rất ít thấy màu áo học trò lên chùa, nhưng vào mùa thi thì ngược lại. Không ít bạn đi chùa rất phản cảm. Các em tụ thành nhóm, cũng mặc đồng phục học sinh nhưng theo kiểu “phá cách”. Hai tà áo dài được cột chéo lại, áo sơ mi thì hở nút, buộc hai vạt áo như những tay anh chị trong phim xã hội đen.

Vừa bước lên các bậc cầu thang, các bạn vừa đùa giỡn, văng tục, rượt chạy vòng vòng như chốn sân trường. Trong lúc khấn nguyện, các bạn cũng không nghiêm túc, xô qua đẩy lại cười nói ngả nghiêng. Lúc ra về, các bạn không quên hái hoa, hái lộc trong khuôn viên mang về nhà làm “quà”.

Đi chùa là cách để giữ tâm trong sáng, giải tỏa những ức chế xung đột nội tâm, lấy lại tự tin trong cuộc sống, đáng hoan nghênh. Chứ không phải lợi dụng tâm linh để “ước gì được nấy”, và khi không được mãn nguyện, có người còn đổ lỗi cho tâm linh. Có lao động mới có vinh quang - đó là quy luật tất yếu của cuộc sống.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.