| Hotline: 0983.970.780

VnSAT được lòng dân

Thứ Tư 23/03/2022 , 10:52 (GMT+7)

ĐBSCL Các hợp tác xã ở An Giang, Đồng Tháp chia sẻ, kể từ ngày được dự án VnSAT hỗ trợ đến nay, tập quán sản xuất lúa của các thành viên thay đổi rõ.

Trong nhiều năm qua Dự án VnSAT đã giúp nông dân, HTX, THT kết nối với doanh nghiệp trong sản xuất và bao tiêu lúa gạo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong nhiều năm qua Dự án VnSAT đã giúp nông dân, HTX, THT kết nối với doanh nghiệp trong sản xuất và bao tiêu lúa gạo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Gần 7 năm qua, Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (Dự án VnSAT) có mặt tại ĐBSCL đã triển khai cho 8 tỉnh có diện tích trồng lúa lớn để hỗ trợ tập huấn nông dân tiếp cận những kiến thức khoa học kỹ thuật mới như “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”; nâng năng lực HTX và các tổ chức nông dân…

Trong khi diện tích “cánh đồng lớn” ở nhiều tỉnh ĐBSCL sụt giảm thì An Giang vẫn duy trì và phát triển tốt mô hình này. Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Hai năm qua dịch Covid-19 gây không ít khó khăn nhưng đối với ngành nông nghiệp vẫn tăng trưởng. Riêng đối với mặt hàng lúa gạo, trong năm 2021 đã có hàng chục doanh nghiệp lớn đến An Giang ký hợp đồng tiêu thụ lúa, nếp trên địa bàn với diện tích trên 50.000ha, giúp nông dân yên tâm sản xuất.

Gần 7 năm qua Dự án VnSAT có mặt tại ĐBSCL đã triển khai cho 8 tỉnh có diện tích trồng lúa lớn, hỗ trợ tập huấn nông dân tiếp cận những kiến thức khoa học học kỹ thuật mới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. 

Gần 7 năm qua Dự án VnSAT có mặt tại ĐBSCL đã triển khai cho 8 tỉnh có diện tích trồng lúa lớn, hỗ trợ tập huấn nông dân tiếp cận những kiến thức khoa học học kỹ thuật mới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. 

Qua hỗ trợ của Dự án VnSAT và UBND tỉnh An Giang, các doanh nghiệp đã triển khai liên kết sản xuất thông qua 30 HTX và 20 THT. Các HTX, THT có vai trò tích cực trong việc vận động nông dân, tổ chức thực hiện hợp đồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Các ngành của tỉnh thường xuyên thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp gắn kết với HTX, thành lập mới HTX theo nhu cầu doanh nghiệp.

Theo ông Lâm, trong năm 2022, ngành nông nghiệp An Giang tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo; vận động và hỗ trợ thành lập mới nhiều HTX, nâng tổng số HTX nông nghiệp toàn tỉnh lên gần 200 HTX.

Có hơn 20 HTX được thành lập mới với sự tham gia góp vốn và nhân sự điều hành từ phía Tập đoàn Lộc Trời. Khi thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, nếp với doanh nghiệp, bên cạnh được cung ứng giống, vật tư đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật, nông dân tham gia HTX còn được bảo đảm đầu ra với giá bán từ bằng đến cao hơn thị trường 50-200 đồng/kg. Riêng một số giống lúa, doanh nghiệp cam kết thu mua với giá cố định, giúp nông dân tính toán trước được lợi nhuận, yên tâm sản xuất.

Nhiều HTX nông nghiệp ở ĐBSCL được VnSAT hỗ trợ giúp phát triển mạnh mẽ trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhiều HTX nông nghiệp ở ĐBSCL được VnSAT hỗ trợ giúp phát triển mạnh mẽ trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

HTX nông nghiệp An Bình (huyện Thoại Sơn – An Giang) là một trong những HTX đầu tiên được thành lập với sự góp vốn, nhân sự của Tập đoàn Lộc Trời và có sự hỗ trợ tích cực từ Dự án VnSAT đầu tư cơ sở hạ tầng và tập huấn sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP. Khi HTX thực hiện liên kết với doanh nghiệp, canh tác bộ giống lúa Lộc Trời 18 và Lộc Trời 28 đạt tiêu chuẩn SRP, đã được Tập đoàn Lộc Trời cộng thêm 1.000 đồng/kg so với giá bao tiêu cố định từ đầu vụ.

Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX nông nghiệp An Bình Trịnh Công Minh cho biết, trên cơ sở giống OM18 canh tác theo tiêu chuẩn SRP, HTX đã tạo ra thương hiệu “gạo an toàn An Bình 1”, được UBND tỉnh trao chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh (Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm tỉnh An Giang). Trong thời gian tới HTX An Bình sẽ nâng cao hơn nữa về sản phẩm gạo sạch, ngon, an toàn, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng để phục vụ cho chính người tiêu dùng trong nước chứ không phải chỉ để xuất khẩu.

Toàn tỉnh An Giang có trên 200 HTX đang hoạt động có hiệu quả, nhất là trong liên kết với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra lúa gạo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Toàn tỉnh An Giang có trên 200 HTX đang hoạt động có hiệu quả, nhất là trong liên kết với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra lúa gạo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại Đồng Tháp, từ dự án VnSAT, việc liên kết giữa các HTX và doanh nghiệp trong tiêu thụ lúa gạo cũng đang ngày càng tăng diện tích, nông dân rất yên tâm về đầu ra.

Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, trong vụ đông xuân năm 2022, diện tích sản xuất lúa toàn tỉnh là 196.000ha. Trong đó, diện tích thực hiện liên kết của các huyện, thành phố gần 43.700ha, sản lượng 318.000 tấn, chiếm gần 22,3% tổng diện tích sản xuất. Đây là một tín hiệu khả quan so với cùng kỳ năm 2021 chỉ đạt trên 11,5%.

Ông Lê Văn Hùng, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Xuân (xã Phú Đức, huyện Tam Nông, Đồng Tháp) chia sẻ, kể từ ngày HTX được dự án VnSAT hỗ trợ đến nay, tập quán sản xuất lúa của các thành viên thay đổi rõ nét. Một số thành viên trước khi vào HTX còn sản xuất các giống lúa thường, nay đã chuyển sang sản xuất các giống lúa đặc sản, cao sản, tạo sự đồng nhất trong việc canh tác lúa của toàn thể HTX. Đồng thời, khi áp dụng sản xuất cùng giống lúa, cùng thời điểm gieo sạ và thu hoạch nên HTX được doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ đầu ra, giá bán luôn cao hơn so với việc bán cho các thương lái bên ngoài.

Để giảm chi phí đầu tư mùa vụ, thành viên HTX áp dụng sản xuất lúa theo đúng quy trình kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” do dự án tập huấn chuyển giao. Riêng nhà kho tại HTX cũng được dự án hỗ trợ xây dựng nhằm vừa làm kho dự trữ lúa, làm lò sấy, bảo quản các loại trang thiết bị cho sản xuất lúa.

Trang thông tin có sự đồng hành của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - VnSAT

Xem thêm
Vượt Philippines, chuối Việt Nam giữ 'ngôi vương' tại thị trường Trung Quốc

Việt Nam trở thành nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2024, lượng nhập khẩu đạt 459,94 nghìn tấn, trị giá 189,82 triệu USD.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Khi phụ nữ là công nhân ngành điện

Dù ngày nắng hay mưa, kể cả khi đêm tối, những nữ công nhân vận hành tại các nhà máy điện vẫn hôm sớm miệt mài với công việc mà mình đã chọn, đã yêu.

Giới đầu tư săn tìm biệt thự ven biển Hạ Long khi nguồn cung nhỏ giọt

QUẢNG NINH Quỹ đất trực vịnh Hạ Long ngày càng khan hiếm khiến nguồn cung biệt thự ven biển ít ỏi, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội từ dòng sản phẩm này.

Bình luận mới nhất