| Hotline: 0983.970.780

Mứt dừa trông thấy mà... kinh

Thứ Năm 28/01/2010 , 09:47 (GMT+7)

Tận mắt chứng kiến cảnh làm mứt dừa, chúng tôi không khỏi giật mình bởi các công nhân mồ hôi nhễ nhại nhỏ từng giọt xuống chảo dừa thành phẩm, còn vật dụng làm mứt thì cáu bẩn, từng lớp đất bám đen sì, ruồi nhặng bay loạn xạ. Gọi là “xưởng” nhưng xung quanh không có tường bao, nước thối dưới kênh rạch bốc mùi nồng nặc.

Hàng chục tấn mứt dừa chế biến ngay trên nền đất ẩm thấp, cạnh kênh rạch được tẩm bột màu không rõ nguồn gốc… là sản phẩm của “làng mứt dừa” xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành (Bến Tre) đang tung ra bán Tết.

Theo lời giới thiệu của K, một tay chuyên buôn mứt dừa Bến Tre đi các tỉnh, chúng tôi tìm đường đến nhà ông D ở “làng mứt dừa” Tiên Thuỷ. Đây là thời điểm các cơ sở mứt dừa đang chạy “tổng lực” để đủ nguồn hàng bán đi. Ngay từ cổng vào hàng chục công nhân mải miết tách cơm dừa chuyển qua công đoạn thái nhỏ thành từng dây trắng muốt trông cực kỳ hấp dẫn.

Ông D dẫn chúng tôi đi xem quy trình làm mứt dừa. 4 lò phừng phực lửa, các công nhân không bảo hộ lao động, mồ hôi mồ kê nhễ nhại tất bật đảo “sản phẩm” trong chảo đang quyện vào nhau, mùi dừa tỏa ra cực kỳ hấp dẫn. “Phải nhanh tay không thì đóng bánh ngay, đấy chú xem hàng của tôi đảm bảo vệ sinh bậc nhất nơi này” – ông D tự tin. Vờ như ưng ý sản phẩm của cơ sở, chúng tôi được ông D mời ngồi ngay giữa xưởng bàn “hợp tác kinh doanh” và thưởng thức những đĩa mứt dừa với đủ màu xanh, hồng, vàng, trắng trông khá sặc sỡ. 

Công nhân đang chế biến mứt dừa ngay dưới nền đất ở cơ sở ông D

 

Tại khu vực SX, những công nhân của cơ sở ông D vớt cơm dừa được ngâm ở những chiếc thùng nhựa ra chậu, sau đó múc đường bỏ vào và trộn đều trước khi cho vào lò nấu. Khi đường chảy ra, các công nhân tay cầm hai cây đũa dài đảo liên tục cho đến khi dừa chín thì được bê ra ngoài và tiếp tục đảo cho đến khi nguội. Lúc bấy giờ dừa được đổ trên một tấm bạt. Từ đây, công nhân bốc và đóng thành từng bao (5kg/bao) để giao cho khách lấy sỉ. “Cơ sở tôi nhỏ nhưng mỗi ngày cũng xuất xưởng trên dưới 1 tấn mứt” – ông D cho biết.

Tận mắt chứng kiến cảnh làm mứt dừa, chúng tôi không khỏi giật mình bởi các công nhân mồ hôi nhễ nhại nhỏ từng giọt xuống chảo dừa thành phẩm, còn vật dụng làm mứt thì cáu bẩn, từng lớp đất bám đen sì, ruồi nhặng bay loạn xạ. Gọi là “xưởng” nhưng xung quanh không có tường bao, nước thối dưới kênh rạch bốc mùi nồng nặc. Chưa hết, ngay bên cạnh là nhà vệ sinh, thỉnh thoảng những cơn gió lùa vào xưởng phát ra mùi thum thủm.

Đóng gói mứt dừa thành phẩm trong môi trường tệ hại

Đặc biệt chúng tôi thấy các công nhân bỏ từng thìa bột màu vào chảo dừa để biến sản phẩm từ trắng ngần sang màu hồng hoặc xanh, vàng. Ông D cho biết, toàn bộ phẩm màu đó được mua ở chợ Kim Biên (TPHCM) về, không hề thấy nhãn mác hoặc thời hạn sử dụng. “Tôi dùng loại bột màu này không hại bằng cơ sở của bà K.T vừa mới bị lập biên bản do dùng bột chống mốc bỏ vào mứt” – ông D lại tự khoe.

Bột màu không nhãn mác để tẩm mứt dừa

“Làng mứt dừa” xã Tiên Thủy mỗi ngày tung ra thị trường hàng tấn mứt dừa được "nhào lộn" trong môi trường tệ hại như vậy nhưng dường như thanh tra VSATTP địa phương đang ngó lơ.

Vờ chấp nhận giá 24.000đ/kg mứt dừa của cơ sở ông D đưa ra, chúng tôi hẹn hôm sau quay lại đặt hàng để tiếp tục tìm hiểu ở một số các cơ sở trong “làng mứt dừa”. Nhưng đi đến đâu, những công đoạn sản xuất mứt dừa ở đây cũng đều “rập khuôn” giống y chang cơ sở của ông D, cũng dùng các vật dụng dơ bẩn, công nhân không bảo hộ, tẩm bột màu không nhãn mác. Theo tìm hiểu, “làng mứt dừa” Tiên Thuỷ có 8 cơ sở làm mứt dừa, bí và khoai lang. Mỗi ngày các cơ sở cho ra lò ít nhất là 500kg mứt thành phẩm, còn nhiều nhất lên tới 4 tấn.

Không chỉ làm mứt, cơ sở còn tận dụng tối đa chất thừa của dừa bán kiếm lợi. Trong đó phải kể đến việc vớt chất thừa của dừa từ hố ga lên. Theo lời ông D đến cuối ngày công nhân rửa xưởng, nước thải sẽ chảy ra hố ga. Tại đây dừa cặn nổi lên mặt nước. Để tận dụng, các cơ sở cho công nhân vớt vào thùng sau đó bán cho những người đi thu gom với giá 4,5 ngàn đồng/kg. “Mỗi ngày cơ sở tôi cũng gom được khoảng trên dưới 10kg” – ông D cho biết.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm