| Hotline: 0983.970.780

Mỹ Tâm loay hoay với bản quyền, mọi chuyện không đơn giản như toan tính!

Thứ Bảy 18/03/2017 , 07:01 (GMT+7)

Ở độ tuổi 36, ca sĩ Mỹ Tâm vẫn luôn chứng tỏ bản thân có cách để đứng vào tâm điểm của trào lưu âm nhạc hiện đại. Trong cơn sốt music video ồ ạt, ca sĩ Mỹ Tâm cũng dự phần rất hào hứng. Tuy nhiên đĩa đơn “Anh thì không” của ca sĩ Mỹ Tâm vừa tung lên mạng đã gặp phải rắc rối bản quyền. Phản ứng rất mau lẹ, ca sĩ Mỹ Tâm chuyển hướng...

Phản ứng rất mau lẹ, ca sĩ Mỹ Tâm chuyển hướng sang “Em thì không” bằng một thái độ có vẻ khôn khéo. Thế nhưng, mọi chuyện không đơn giản như toan tính của ca sĩ Mỹ Tâm!

08-42-38_trng-10
 

Ca khúc “Anh thì không” được viết lời Việt từ ca khúc Pháp nổi tiếng “Toi jamais” (có thể dịch là “Bạn không thể nào” hoặc “Bạn không bao giờ”. Năm 1976, nhạc sĩ Michel Mallory đã viết ca khúc “Toi jamais” cho ca sĩ Sylvie Vartan thể hiện. Khoảng năm 1992, tác giả Vũ Xuân Hùng đã viết lời Việt “Anh thì không” dựa trên giai điệu và nội dung của ca khúc “Toi jamais”, và ca sĩ Ngọc Lan là người hát đầu tiên.

Xét về mặt chỉnh thể văn bản, thì lời Việt “Anh thì không” của tác giả Vũ Xuân Hùng có thể xem như một tác phẩm phái sinh. Dù bám sát tinh thần ca khúc “Toi jamais”, kể cả tuân thủ vị trí và giá trị của điệp ngữ “toi jamais”, thì lời Việt “Anh thì không” cũng không hoàn toàn giống với việc chuyển ngữ “Toi jamais”.

Sau một thời gian trình bày ca khúc “Anh thì không” trên các sân khấu và được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt, ca sĩ Mỹ Tâm đã thực hiện music video cho bài hát này. Sòng phẳng mà đánh giá, đĩa đơn “Anh thì không” là một bước tiến của ca sĩ Mỹ Tâm trong quá trình thay đổi hình ảnh một ngôi sao đang lùi xa dần giai đoạn xuân sắc.

Sau những diva như Hồng Nhung, Thanh Lam và Mỹ Linh, ca sĩ Mỹ Tâm gần như chiếm lĩnh thị trường âm nhạc vì chưa có giọng ca nữ nào ngang tài ngang sức. Thế nhưng, bây giờ giới show biz Việt chấp nhận rất nhiều màu sắc. Không cạnh tranh được với ca sĩ Mỹ Tâm về giọng hát, thì các nữ ca sĩ khác đầu tư về kỹ thuật hình ảnh. Đã có nhiều sản phẩm đáp ứng yếu tố nghe nhìn của Hồ Ngọc Hà hoặc Đông Nhi hoàn toàn vượt trội các music video của ca sĩ Mỹ Tâm.

Với đĩa đơn “Anh thì không”, có lẽ ca sĩ Mỹ Tâm đã choàng tỉnh. Từ kịch bản, dàn dựng cho đến bối cảnh, diễn xuất của music video “Anh thì không” đều khá chỉn chu và ấn tượng. Ca sĩ Mỹ Tâm phát huy được khả năng hài hước của mình qua đĩa đơn “Anh thì không”. Nếu không có trở ngại đột biến, đĩa đơn “Anh thì không” chắc chắn đạt được con số vài chục triệu lượt xem và trở thành một cột mốc trên hành trình chinh phục mới của ca sĩ Mỹ Tâm.

08-42-38_trng-8
 

Vừa xuất hiện trên mạng Youtube vài ngày, đĩa đơn “Anh thì không” bị tố giác vi phạm bản quyền. Tác giả Vũ Xuân Hùng đã khiếu nại rằng, ca sĩ Mỹ Tâm đã không ghi chú người viết lời Việt cho ca khúc trên chính là ông. Theo tác giả Vũ Xuân Hùng chia sẻ, đây không phải là lần đầu tiên ca sĩ Mỹ Tâm vô tình thiếu sót. Trước đây ca khúc “Búp bê không tình yêu” (cũng do Vũ Xuân Hùng viết lời Việt từ ca khúc “Poupée de cire, poupée de son” của Pháp) cũng không được ca sĩ Mỹ Tâm ghi tên vào album và liveshow của cô.

Tác giả Vũ Xuân Hùng không phải là nhạc sĩ. Cho nên, nếu nói “Mỹ Tâm hát nhạc của tôi” thì hơi không ổn, mà phải nói chính xác là “Mỹ Tâm hát lời Việt của tôi”. Vốn là giáo viên dạy ngoại ngữ và triết học ở nhiều trường trung học trước năm 1975, tác hỉa Vũ Xuân Hùng cũng có nhiều năm làm ký giả kịch trường và luôn nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc.

Rất nhiều ca khúc nước ngoài được Vũ Xuân Hùng viết lời Việt khá nổi tiếng như “Em Đẹp Như Mơ”, “Chuyện Phim Buồn”, “Lãng Du”, “Xin Em Gõ Ba Tiếng”, “Mong Manh”, “Nụ Hôn Dưới Mưa”, “Dòng Sông Tuổi Nhỏ”…

Sau năm 1975, tác giả Vũ Xuân Hùng có một giai đoạn sinh sống ở hải ngoại. Từ năm 1997 ông về nước định cư và tiếp tục theo đuổi hoạt động nghệ thuật, gắn bó với phòng trà Văn Nghệ và phòng trà Tiếng Xưa. Kinh nghiệm viết lời Việt cho ca khúc nước ngoài được tác giả Vũ Xuân Hùng đúc kết: “Người ta ví một bản giao hưởng như cuốn tiểu thuyết, còn ca khúc như một truyện ngắn. Vì vậy, chuyển ngữ từ một ca khúc nước ngoài sang lời Việt quả là không đơn giản chút nào.

Thứ nhất, phải cảm cũng như thông được nội dung ca khúc đó, muốn vậy phải có vốn ngoại ngữ. Kế đến, làm việc với cái đầu của một nhà văn, đôi tay nhạc sĩ và trái tim người nghệ sĩ, chuyển làm sao nghe như người Việt sáng tác, điều cần nhất phải tuyệt đối tôn trọng nguyên tác, không nên ‘chế’ lời. Chuyển ngữ là sự sáng tạo bằng ngôn ngữ vừa toát lên chất thơ, vừa mềm, vừa uyển chuyển, phù hợp giai điệu lẫn nội dung”.

Sau khi tác giả Vũ Xuân Hùng lên tiếng về việc quên ghi tên người viết lời Việt, ca sĩ Mỹ Tâm nhanh chóng thừa nhận sai sót: "Tâm hoàn toàn sai, vì đã quá vô tư sử dụng bài hát này. Bởi từ nhỏ đến lớn, Tâm cứ nghĩ rằng bài đó đã quá xưa, tự dưng làm mà không để ý gì chuyện tác quyền... Suy nghĩ như vậy là sai. Vì vậy, trong việc này Tâm hoàn toàn nhận lỗi. Mong rằng tác giả và gia đình thứ lỗi"...

Cứ tưởng ca sĩ Mỹ Tâm sẽ dẹp luôn “Anh thì không” hoặc ghi chú theo yêu cầu của tác giả Vũ Xuân Hùng. Nào ngờ, ca sĩ Mỹ Tâm hồn nhiên tung ra phiên bản mới có tên gọi “Em thì không”. Hành động bên ngoài trông rất nhạy bén nhưng thực chất lại khá ngây ngô của ca sĩ Mỹ Tâm, đã khiến công chúng phải suy nghĩ thấu đáo hơn về vấn đề bản quyền. Ở đây, không còn là chuyện tiền bạc hoặc chuyện tên tuổi, mà là nguyên tắc ứng xử với ca khúc nước ngoài.

08-42-38_trng-9
 

Lời Việt “Anh thì không” ra đời khi người Việt chưa biết gì đến khái niệm bản quyền quốc tế. Lời Việt “Anh thì không” tồn tại dựa theo tiết tấu của “Toi jamais” đến hôm nay. Cho nên, hí hửng viết một bản lời Việt khác cho “Toi jamais” là một động thái ngạo nghễ kiểu bồng bột.

Bởi lẽ, có hai điều phải cân nhắc. Thứ nhất, lời Việt “Em thì không” xa rời nguyên gốc “Toi jamais”. Thứ hai, ca khúc “Toi jamais” đã có lời Việt “Anh thì không” thăng hoa suốt một phần tư thế kỷ rồi, bỗng dưng có thêm lời Việt “Em thì không” chỉ làm phơi bày cái tâm lý “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”. Hơn nữa, nếu không bị vướng mắc với tác giả Vũ Xuân Hùng, thì chắc gì ca sĩ Mỹ Tâm sẽ nhờ cậy Châu Đăng Khoa viết lời Việt “Em thì không”?

Phần lời Việt của “Em thì không” không khác gì bày tỏ sự trách móc của ca sĩ Mỹ Tâm: “Thế gian nhiều người gieo đớn đau. Cần gì khi sống hơn thiệt vài câu. Nhân gian luôn hơn thua với bán mua. Ganh đua nhau xem ai là nữ vua, em chịu thua! Nhân gian luôn bon chen hay oán ghen. Chê bai nhau sau lưng rất nhỏ nhen. Em chịu thua! Nhân gian luôn khoe khoang những chiến công. Luôn tranh nhau bao nhiêu thứ viễn vông. Em thì không!”. Nhạc sĩ Michel Mallory – tác giả ca khúc “Toi jamais”, năm nay đã 76 tuổi, nếu nghe được lời Việt “Em thì không” chắc chắn ông sẽ rất cay đắng!

Bản quyền quốc tế của một ca khúc được xác lập cả phần nhạc và phần lời. Nếu phần lời thay đổi theo bất kỳ hình thức nào cũng ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố thẩm mỹ của nguyên tác. Hành xử đúng theo luật bản quyền quốc tế, thì muốn trích dịch hoặc viết lời khác cũng phải xin phép tác giả. Cái thời “Anh thì không” ra đời có thể vô tư về bản quyền quốc tế, nhưng cái thời “Em thì không” ra đời vẫn có thể vô tư về bản quyền quốc tế thì thật đáng buồn cười! Từ “Anh thì không” đến “Em thì không”, chứng tỏ ca sĩ Mỹ Tâm vẫn cần trao dồi nhiều nữa mới mong đạt được đẳng cấp ngôi sao thực sự!

(Kiến thức gia đình số 10)

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm