| Hotline: 0983.970.780

Nghị quyết 120/NQ-CP:

Năm 2050, đồng bằng sông Cửu Long phát triển khá so với cả nước

Thứ Hai 10/06/2019 , 08:29 (GMT+7)

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập quốc tế, ĐBSCL có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức.

Lý do đây là vùng đất mẫn cảm với thay đổi tự nhiên, biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng đang diễn ra hơn nhanh hơn dự báo, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống nhân dân.

14-20-22_1_2
ĐBSCL dẫn đầu cả nước về SX lúa và XK gạo.

Những năm qua, việc khai thác tài nguyên trên thượng nguồn châu thổ, đặc biệt là xây dựng đập thủy điện đã làm thay đổi dòng chảy, dẫn đến giảm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn sâu vào nội đồng, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng ĐBSCL.

Hơn nữa, mặt trái từ hoạt động phát triển kinh tế với cường độ cao ở nội đồng đã bộc lộ ngày càng gay gắt gây nhiều hệ lụy, như ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, sụt lún đất, suy giảm mực nước ngầm, xâm thực bờ biển khiến nhiều diện tích rừng tự nhiên, nhất là rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng phòng hộ bị chặt phá chuyển đổi sang mục đích khác gây suy thoái nặng nề.

Bên cạnh đó việc khai thác vùng cát quá mức để xây dựng nhà cửa và hạ tầng sát bờ sông rạch đã làm gia tăng nguy cơ sạt lở… Và nhiều chỉ tiêu trong tăng trưởng kinh tế- xã hội, ứng dụng KH-CN… thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước.

Trước những khó khăn khó lường đó, Nghị quyết 120/NQ- CP ban hành ngày 17/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH đã có những định hướng rõ ràng hơn cho sự phát triển của toàn vùng.

Nghị quyết xác định tầm nhìn đến năm 2050, ĐBSCL “trở thành vùng có trình độ phát triển kinh tế khá so với cả nước; có trình độ tổ chức xã hội tiên tiến, thu nhập bình quân đầu người cao hơn trung bình cả nước, sinh kế của người dân được đảm bảo; tỷ trọng nông nghiệp sinh thái nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 80%, độ che phủ rừng đạt trên 9% (so với 4,3% hiện nay) các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng được bảo tồn và phát triển. Mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội được xây dựng đồng bộ, hiện đại. Hệ thống đô thị hiện đại, tự xây dựng và phân bố hợp lí tại các tiểu vùng,…”.

Xa hơn nữa, tầm nhìn đến năm 2100, Nghị quyết đề ra mục tiêu “ĐBSCL phát triển bền vững, an toàn thịnh vượng trên cơ sở phát triển bền vững nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao kết hợp với dịch vụ du lịch sinh thái. Công nghiệp trọng tâm là công nghiệp chế biến nâng cao giá trị về sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

Hệ thống cơ sở hạ tầng được quy hoạch phát triển đồng bộ hiện đại theo hướng chủ động thông minh thích ứng với BĐKH đảm bảo an toàn trước thiên tai. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lý, đa dạng sinh học và truyền thống văn hóa lịch sử được duy trì và cấu tạo đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao”.

Quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng là “Kiến tạo phát triển bền vững, thịnh vượng trên cơ sở chủ động thích ứng phát huy tiềm năng, thế mạnh. Chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển đảm bảo được cuộc sống ổn định khá giả của người dân, cũng như bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng ĐBSCL, chú trọng bảo vệ đất nước và đặc biệt là con người…”.

14-20-22_2_2
ĐBSCL chiếm 50% sản lượng trái cây của cả nước.

Lãnh đạo các Bộ, Sở, Ban, ngành, địa phương, người dân, DN, cần thay đổi tư duy phát triển chuyển từ tư duy SX nông nghiệp thuần túy chủ yếu SX lúa, sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng; tôn trọng quy luật tự nhiên phù hợp với điều kiện kinh tế thực tế tránh can thiệp thô bạo với từ vào tự nhiên; phát triển bền vững ĐBSCL vì lợi ích chung của đất nước, tiểu vùng sông Mê Kông và quốc tế, và là sự nghiệp của toàn dân.

Chủ trương, chiến lược phát triển của vùng được Nghị quyết thể hiện rõ mô hình phát triển phải lấy con người làm trung tâm phục vụ; xác định BĐKH và nước biển dâng là xu thế tất yếu phải sống chung và thích nghi, phải biến thách thức thành cơ hội; việc chuyển đổi mô hình phát triển phải dựa trên hệ sinh thái đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên đa dạng sinh học, văn hóa con người và các quy luật tự nhiên; mọi hoạt động đầu tư phải được điều phối thống nhất đảm bảo tính liên kết vùng liên ngành có trọng tâm trọng điểm có lộ trình hợp lý…

Nghị quyết cũng xác định đây là sự nghiệp chung của cả nước, trong đó cũng xác định rõ vai trò trách nghiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban quốc gia…

Đến nay, kinh tế xã hội của vùng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ đảm bảo phục vụ tốt hơn cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Đời sống nhân dân không ngừng cải thiện, đã khẳng định ĐBSCL với vị thế là trung tâm SX, xuất khẩu lúa gạo, thủy hải sản và cây ăn quả hàng đầu của cả nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể phục vụ phát triển đất nước.

“ĐBSCL là vùng đất rộng lớn chiếm 12% diện tích, 19% dân số cả nước, mạng lưới sông ngòi kênh rạch dày đặc. Vùng có lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thực phẩm, du lịch, năng lượng tái tạo; là trung tâm SX nông nghiệp lớn nhất của cả nước, đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây của cả nước, 95% sản lượng gạo xuất khẩu, 60% sản lượng cá xuất khẩu; có vị trí thuận tiện trong giao thương với các nước ASEAN và tiểu vùng sông Mê Kông…”

(Trích Nghị quyết 120/NQ-CP)

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Những mốc son của hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Nghệ An

Giai đoạn 2016 - 2024, hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Nghệ An đạt được nhiều thành tích vang dội, được Trung ương ghi nhận, đánh giá cao.

Bộ GTVT yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc- Nam

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh ra công yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam.