Chiến lược 1: Đọc đi đọc lại
Theo các nhà tâm lý học thì đây là cách làm thụ động nhưng hiệu quả, nhất là cho nhóm người học ngoại ngữ, giúp nhớ nhanh hơn và lâu hơn.
Để chiến lược này phát huy tác dụng nên áp dụng cách đọc cách quãng. Có nghĩa, đọc đi, ngắt quãng rồi quay trở lại theo tần suất đều đặn. Ví dụ, có thể đọc một chương, một đoạn, một nhóm từ, sau 1 giờ, 1 ngày hay 1 tuần quay đọc lại để giúp nhớ lâu. Một cách khác là tự vấn trí nhớ đến đâu, nếu quên thì đọc lại, điều này giúp chúng ta tập trung tư tưởng hơn.
Chiến lược 2: Gạch chân và đánh dấu
Giống như đọc lại, chiến lược này cũng rất quan trọng. Có thể gạch chân, tô đậm cụm từ quan trọng để não kết nối thông tin nhiều hơn và khi cần nhớ lại nhanh hơn.
Bí quyết để giúp chiến lược này phát huy tác dụng, là hãy tạm dừng để suy nghĩ, có thể đọc một lần rồi sau đó đọc lại lần nữa rồi mới đánh dấu những đoạn có liên quan. Cách này giúp chúng ta suy nghĩ kỹ hơn từng điểm nhỏ so với suy nghĩ tổng thể, giúp xử lý vấn đề chủ động, và hình thành trí nhớ tốt hơn.
Chiến lược 3: Ghi lại những gì quan trọng
Điều này giống như khi khi vào thư viện, ghi chép những thông tin quan trọng cần thu thập.
Bí quyết của chiến lược này là cô đọng thông tin giống như khi ta viết một bản báo cáo tóm tắt những phần trọng yếu. Tốt nhất là ghi bằng giấy bút thay vì dùng máy tính cá nhân. Tuy viết chậm hơn so với gõ trên bàn phím nhưng đổi lại nó làm cho con người nhớ lâu hơn.
Chiến lược 4: Lập dàn bài
Tạo dàn bài hay tạo tổng quan thông tin là để tạo ra cái nhìn tổng thể về một vấn đề cụ thể, đưa ra một bản tóm lược những điểm chính cần phải đọc, cầni học, hay nghiên cứu theo một cách logic. Dàn bài tự những người trong cuộc làm lấy sẽ có tác dụng nhớ lâu hơn.
Để tăng cường trí nhớ khi lập dàn bài, nên tìm hiểu triệt để các mối liên quan đến chủ đề đang nghiên cứu để kết nối các chủ đề với nhau. Thông thường, bắt đầu bằng đề cương khung trước sau đó mới đi sâu vào từng chi tiết. Nên nhớ, khi lập dàn bài cần cô đọng, cần trọng tâm vào cấu trúc cốt lõi, tránh lạc đề vào chi tiết.
Chiến lược 5: Sử dụng thẻ nhắc
Phương án tự kiểm tra được xem là chiến lược học tập đáng tin cậy nhất, nhất là đối với những thông tin chi tiết, phương pháp này có tác dụng củng cố trí nhớ.
Tuy nhiên khi áp dụng chiến lược trên không nên quá tự tin, tự coi quyết định của bản thân là khôn ngoan hơn so với thực tế. Việc sử dụng thẻ nhớ có thể phản tác dụng nếu cứ tin rằng nhớ được mọi thứ vĩnh viễn. Bởi vậy không nên bỏ qua vai trò thẻ nhớ, nên dùng thường xuyên thì trí nhớ sẽ được củng cố, nhớ được mọi thứ lâu hơn.