| Hotline: 0983.970.780

Nam Định có điều kiện phù hợp để nuôi rạm thương phẩm

Thứ Ba 19/12/2023 , 14:21 (GMT+7)

Từ nhu cầu thực tế, Viện Nghiên cứu Hải sản đã giới thiệu quy trình nuôi rạm thương phẩm từ con giống nhân tạo để người dân Nam Định tiếp cận và áp dụng.

Rạm là loài giáp xác đặc trưng của vùng nước lợ, có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Đinh Mười.

Rạm là loài giáp xác đặc trưng của vùng nước lợ, có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Đinh Mười.

Tỉnh Nam Định có diện tích đất nuôi trồng thủy sản lớn với hơn 17.000ha, 72km bờ biển và có hệ sinh thái bãi bồi ven biển đa dạng, phong phú. Đây là điều kiện tự nhiên lý tưởng để phát triển nuôi rạm thương phẩm, tăng thu nhập cho người dân nhưng hiện nay lợi thế này chưa được khai thác.

Rạm cùng loài với cua đồng nhưng nhỏ hơn, vỏ mỏng, mình dẹp và “lành” tính hơn cua đồng. Đây là loài giáp xác đặc trưng của vùng nước lợ có giá trị dinh dưỡng cao, được người sành ăn ưa chuộng vì nhiều gạch, thịt ngọt và béo, vỏ mềm.

Trong tự nhiên, rạm đồng thường ra các khu rừng sú vẹt để sinh đẻ, khi rạm con to bằng đầu que diêm mới bò vào các cánh đồng, tìm ruộng vừa gặt còn nguyên gốc rạ để chui vào ống rạ sống.

Cứ đến mùa sinh sản, nhất là khoảng ngày rằm, mồng một tháng 4, tháng 5 âm lịch, rạm cặp đôi, kết thành bè, rủ nhau ra cửa sông. Vào những dịp ấy, với những chiếc lờ, đó, vợt, người dân có thể bắt được hàng tấn rạm trưởng thành mỗi ngày và bán với giá bán khoảng 150 nghìn đồng/kg.

Có giá trị kinh tế nhưng hiện nay rạm tự nhiên đang ít dần do qúa trình sinh trưởng, rạm sẽ trải qua 4 -5 lần lột vỏ, dễ bị làm mồi cho cá dữ. Thêm vào đó, hiện nay, tại các đồng ruộng, người dân sử dụng ngày càng nhiều thuốc trừ sâu nên rạm đã ít dần.

Người dân tỉnh Nam Định tham dự tập huấn của Viện Nghiên cứu Hải sản về quy trình nuôi rạm và một số loài thủy sản khác. Ảnh: Đinh Mười.

Người dân tỉnh Nam Định tham dự tập huấn của Viện Nghiên cứu Hải sản về quy trình nuôi rạm và một số loài thủy sản khác. Ảnh: Đinh Mười.

Theo Thạc sĩ Lại Duy Phương - Phó Giám đốc Trung tâm phát triển nghề cá Vịnh Bắc bộ (Viện Nghiên cứu Hải sản), người dân hoàn toàn có thể nuôi rạm thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao nếu như biết cách. Hiện tại, Viện Nghiên cứu Hải sản đã có quy trình nuôi rạm từ con giống nhân tạo với tỷ lệ sống đạt từ 65-70%, năng suất đạt rất cao từ 2,5-3 tấn/ha.

Để nuôi rạm được theo quy trình này, người dân cần tuân thủ đúng các bước theo hướng dẫn của chuyên gia như: nguồn nước, ao nuôi, con giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh,…

Đầu tiên, vị trí cơ sở nuôi cần chọn nơi gần vùng nước ngọt, lợ thuận lợi cho việc lấy nước và thay nước, nguồn nước đảm bảo yêu cầu cho cơ sở nuôi cần có độ mặn 1 - 15‰, pH 7,0 - 8,5. Khu vục nuôi cần tránh xa các nguồn gây ô nhiễm như nước thải của các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt

Qúa trình chuẩn bị ao nuôi cần tạo giá thể cho rạm bám hoặc tận dụng các bụi cây sậy, cây ngập mặn có sẵn rồi quây lưới, bạt xung quanh, đóng cọc kiên cố để giữ lưới , phần chân lưới được ghìm sâu vào bờ. Phía trên của phần lưới bao quanh cần bao bọc bằng nilong để chống rạm bò.

Một mô hình nuôi rạm thương phẩm thử nghiệm của Viện Nghiên cứu Hải sản. Ảnh: VNCHS.

Một mô hình nuôi rạm thương phẩm thử nghiệm của Viện Nghiên cứu Hải sản. Ảnh: VNCHS.

Về con giống, rạm phải có màu sắc tươi tự nhiên, không có dấu hiệu lạ trên cơ thể, nguyên vẹn, cứng vỏ, không có dị tật, không có dấu hiệu của bệnh và không bị các sinh vật bám ở vỏ ngoài, kích cỡ mai của từ 0,6 cm trở lên. Trong trường hợp nếu độ mặn ở hai vùng này có sự chênh lệch trên 5‰ thì phải thuần dưỡng rạm giống sau đó thả với mật độ 20 con/m2 vào thời điểm tháng 3, tháng 4 hàng năm.

Qúa trình nuôi, lưu ý luôn giữ độ trong của nước giao động từ 30 - 50cm, pH từ 7,5-8,5 và phải dùng máy sục khí, máy quạt nước hoặc có thể một phần nước ao nuôi. Định kỳ thay nước từ 10-15 ngày/lần, khi cần thiết có thể thay nước từ 7-10 ngày/lần, lượng nước thay 20-50% so với lượng nước ao nuôi.

Về thức ăn, có thể sử dụng bằng cá tạp, tép, moi hoặc thức ăn tự chế từ bột ngô, cám, cá tạp, tép moi,... xay nhỏ nấu chính sau đó tạo viên. Với thức ăn tươi từ don, dắt,.. cần được rửa sạch, ngâm qua dung dịch thuốc tím nồng độ 0,5 mg/lít nước trong 20 - 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước.

“Có thể cho rạm ăn 2 lần/ngày, thời gian cho ăn lức 6-7h và 16-17h trong ngày, thời điểm và vị trí cho ăn trong ao nên cố định và không cho ăn trong điều kiện thời tiết bất lợi, mưa to gió lớn. Cho rạm ăn đầy đủ số lượng và đảm bảo chất lượng, tăng sức đề kháng của bằng cách bổ sung qua con đường thức ăn bằng khoáng chất, vitamin, men vi sinh có lợi”, Thạc sĩ Lại Duy Phương chia sẻ.

“Chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND tỉnh Nam Định để có cơ chế, tạo điều kiện cho người dân tiếp nhận chuyển giao công nghệ các đối tượng nuôi trong lĩnh vực thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường của địa phương. Ví dụ như quy trình nuôi rạm của Viện Nghiên cứu Hải sản để người dân tiếp cận, hiểu biết và tiến tới nuôi, phát triển kinh tế”, ông Mai Đăng Nhân – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Nam Định thông tin.

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Quảng Bình giám sát chặt hơn 150 tàu cá của một số tỉnh vào tránh bão

Sau bão số 6, tỉnh Quảng Bình đã quản lý chặt chẽ hơn 150 tàu cá của ngư dân các tỉnh vào tránh trú bão.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.