| Hotline: 0983.970.780

Nam Định đối thoại với người dân bị thu hồi đầm bãi tại Nghĩa Hưng

Thứ Tư 19/04/2023 , 19:35 (GMT+7)

Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Nam Định giao Thanh tra tỉnh tổng hợp, làm việc với công dân, tham mưu cho UBND tỉnh để xem xét, trả lời kiến nghị của người dân.

UBND tỉnh Nam Định vừa có văn bản Thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Dũng tại buổi tiếp công dân ngày 14/4/2023 liên quan tới việc thu hồi đất đầm bãi nuôi trồng thuỷ sản tại Cồn Xanh để bàn giao mặt bằng cho các dự án của Tập đoàn Xuân Thiện.

Buổi tiếp công dân còn có đại diện các sở, ngành: Thanh tra tỉnh, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, NN-PTNT, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nam Định, Văn phòng UBND tỉnh, Bí thư Huyện ủy huyện Nghĩa Hưng, Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hưng, cùng các phòng, ban, đơn vị có liên quan.

Doanh nghiệp Xuân Thiện đang triển khai dự án nhà máy cấu kiện bê tông tại khu vực cửa sông Đáy (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định). Ảnh: Kiên Trung.

Doanh nghiệp Xuân Thiện đang triển khai dự án nhà máy cấu kiện bê tông tại khu vực cửa sông Đáy (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định). Ảnh: Kiên Trung.

Ông Trần Anh Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận, việc địa phương thu hút các dự án lớn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có các dự án của Tập đoàn Xuân Thiện đầu tư vào 4 xã thuộc huyện Nghĩa Hưng. Đây là chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh. Các dự án này được đầu tư theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

3 dự án của Tập đoàn Xuân Thiện tại 4 xã của huyện Nghĩa Hưng đã được Huyện ủy, UBND huyện Nghĩa Hưng, các sở, ngành, UBND tỉnh triển khai, đảm bảo theo đúng quy trình, thủ tục của pháp luật, trong đó có việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để bản giao cho nhà đầu tư.

UBND tỉnh mong muốn cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân (đặc biệt là các hộ dân đang có kiến nghị, đề nghị, phản ánh) ủng hộ chủ trương của tỉnh, để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định nói chung, huyện Nghĩa Hưng nói riêng, trong đó có khu vực Cồn Xanh.

Hàng trăm hộ dân đang nuôi trồng thuỷ sản tại Cồn Xanh gửi kiến nghị tới chính quyền các cấp đảm bảo quyền lợi của người dân khi bị thu hồi trắng đầm bãi. Ảnh: Kiên Trung.

Hàng trăm hộ dân đang nuôi trồng thuỷ sản tại Cồn Xanh gửi kiến nghị tới chính quyền các cấp đảm bảo quyền lợi của người dân khi bị thu hồi trắng đầm bãi. Ảnh: Kiên Trung.

Đối với những nội dung kiến nghị, đề nghị khác tại buổi tiếp và đối thoại (trong đó có kiến nghị về việc lẫm, thu nhập của các hộ dẫn sau khi bàn giao mặt bằng cho Nhà nước, đây là nguyện vọng chính đáng của công dân), UBND tỉnh ghi nhận và tiếp thu, đề nghị các hộ dân có đơn ghi đầy đủ các nội dung kiến nghị, đề nghị và gửi về Thanh tra tỉnh trong tháng 4/2023 để tổng hợp.

Phó Chủ tỉnh Nam Định giao Thanh tra tỉnh tổng hợp, làm việc với công dân (nếu cần), tham mưu cho UBND tỉnh để chỉ đạo các cơ quan có liên quan xem xét, trả lời theo quy định.

Trước đó, tháng 11/2021, UBND tỉnh Nam Định có quyết định thu hồi không đền bù đối với 431ha đất đầm bãi, nuôi trồng thuỷ sản của các hộ dân đang canh tác tại đây để GPMB thực hiện dự án nhà máy thép xanh của Tập đoàn Xuân Thiện. Việc thu hồi này đã khiến hàng trăm hộ dân với hàng ngàn nhân khẩu lo lắng trước việc không có việc làm, không tiếp tục duy trì được vùng nuôi trồng gắn bó với họ nhiều năm qua.

Vừa qua, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có loạt bài phản ánh về thực trạng khai thác cát ven biển gây sạt lở khu kè sinh thái hơn 100 tỷ đồng của huyện Nghĩa Hưng, việc thu hồi đầm bãi nuôi trồng thuỷ sản khiến hàng trăm hộ dân mất nguồn mưu sinh... Bí thư Tỉnh uỷ Nam Định Phạm Gia Túc cho biết sẽ trực tiếp xuống kiểm tra, tìm huyển nguyên nhân để giao các sở, ngành có phương án khắc phục. 

Các ông Vũ Đông Giang, Lê Văn Tuẩn, Nguyễn Văn Cương, Trần Văn Hiển đại diện hàng trăm hộ dân nuôi trồng thuỷ hải sản tại Cồn Xanh bị thu hồi đầm bãi kiến nghị 10 nội dung:

Về nguồn gốc đất nôi trồng thuỷ sản, việc các hộ dân bỏ nhiều công sức, tiền của (kể cả sau khi đã có đê), có cả khoản đóng góp 05 triệu đồng/ha do UBND huyện thu năm 2013 để đắp bờ đầm, có được hạch toán vào ngân sách hay không, có đền bù, hỗ trợ công sức cho người dân?

Thứ hai, việc thay đổi quy hoạch phát triển thuỷ sản và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có dựa trên báo cáo đánh giá về kinh tế của vùng nuôi trồng thuỷ sản? Số liệu báo cáo thống kê có chính xác, có minh bạch không?

Việc thu hồi đất nhưng không có chính sách hỗ trợ, bồi thường đối với các hộ dân là không đúng, do người dân đã bỏ nhiều tiền của, tài sản ra đầu tư về cơ sở hạ tầng để nuôi trồng; UBND huyện chưa thực hiện lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trước khi ban hành các quyết định phê duyệt phương án bồi thường.

Chưa có phương án giải quyết việc làm cho người dân sau khi thu hồi đất. Bà con nuôi trồng thủy sản khổ tiếp cận với việc làm, việc đào tạo lao động là không khả thi; đề nghị chính quyền quan tâm đến sinh kế của nhân dân, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhân dân; có phương án thích hợp để giao, cho thuê đất mặt nước khu vực biển nhằm giải quyết quyền lợi chính đáng của người dân... 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhiều bến xe 'bỏ thì thương, vương thì tội'

Tiền Giang Trong thời gian dài, bến xe thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) rất ít phương tiện ra vào đón khách, bốc dỡ hàng hóa, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.