| Hotline: 0983.970.780

Nam Định kiểm soát chặt an toàn thực phẩm cuối năm

Chủ Nhật 20/12/2020 , 09:30 (GMT+7)

Thời gian qua, tỉnh Nam Định tăng cường lực lượng thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm.

Lực lượng chức năng kiểm tra, hướng dẫn các tiểu thương buôn bán thịt gia súc, gia cầm chấp hành nghiêm các quy định về ATTP. Ảnh: An Lãng.

Lực lượng chức năng kiểm tra, hướng dẫn các tiểu thương buôn bán thịt gia súc, gia cầm chấp hành nghiêm các quy định về ATTP. Ảnh: An Lãng.

Xử lý nghiêm các vi phạm

Ông Trần Xuân Lại, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản Nam Định cho biết, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên công tác thanh tra, kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) tại các cơ sở được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế với nguyên tắc giảm thiểu thanh, kiểm tra theo kế hoạch; tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm những cơ sở phát hiện vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm.

Năm 2020, đơn vị đã thực hiện 2 đoàn kiểm tra liên ngành, do đồng chí Phó Giám đốc Sở NN-PTNT làm trưởng đoàn. Theo đó, đoàn đã phối hợp với địa phương kiểm tra trực tiếp điều kiện đảm bảo sản xuất, kinh doanh, ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện 4 cơ sở có vi phạm quy định về ATTP và đã thực hiện xử lý vi phạm, yêu cầu cơ sở thực hiện các biện pháp khắc phục đối với 4 cơ sở vi phạm bằng hình thức xử phạt hành chính với tổng số tiền là gần 11 triệu đồng/4 cơ sở.

Bên cạnh đó, đơn vị đã thực hiện 1 cuộc thanh tra chuyên ngành tại 7 cơ sở. Các cơ sở đều chấp hành tốt các quy định về đảm bảo ATTP, không phát hiện các lỗi vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Theo ông Lại, năm 2020, đơn vị đã tổ chức 32 đoàn thẩm định xếp loại, định kỳ điều kiện ATTP đối với 483 cơ sở. Trong đó có 2 cơ sở xếp loại A; 360 cơ sở xếp loại B; 1 cơ sở xếp loại C, bị xử phạt 10 triệu đồng. Nhiều cơ sở đã và đang tạm dừng, tạm ngừng hoạt động…

Ngoài ra, đã thực hiện lấy 1.649 mẫu kiểm tra nguy cơ về ATTP nông, lâm, thủy sản; phát hiện 3/1.649 mẫu vi phạm. Đã thực hiện cảnh báo nguy cơ và yêu cầu cơ sở điều tra nguyên nhân, truy xuất nguồn gốc và có hành động khắc phục và phối hợp để lấy mẫu giám sát tăng cường trong các tháng tiếp theo; thực hiện xử phạt vi phạm hành chính 1 cơ sở với số tiền 3 triệu đồng.

Thịt lợn được đóng dấu kiểm dịch trước khi đưa ra ngoài thị trường. Ảnh: An Lãng.

Thịt lợn được đóng dấu kiểm dịch trước khi đưa ra ngoài thị trường. Ảnh: An Lãng.

Ông Lại cho biết thêm, tháng 9/2020, khi phát sinh sự cố sản phẩm Pate Minh Chay của Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới sản xuất và kinh doanh trực tiếp qua mạng có nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum typB gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, đơn vị đã phối hợp với các đơn vị liên quan đã thu nhận, lưu giữ 45 sản phẩm Pate Minh Chay.

“Đơn vị đã triển khai nghiêm túc, đồng bộ các chương trình giám sát nguy cơ ATTP nông, lâm, thủy sản, nhằm cảnh báo kịp thời các nguy cơ ATTP, khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng các sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng… Do vậy, chất lượng, ATTP nông, lâm và thủy sản trên địa bàn tỉnh được kiểm soát; các vi phạm về chất lượng ATTP giảm hơn so với các năm trước”, ông Lại nói.

Để đảm bảo ATTP trong, trước và sau lễ hội, dịp tết Dương lịch, Nguyên đán Tân Sửu, ông Lại khẳng định: Thời gian tới đơn vị tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người sản xuất, kinh doanh. Sau đó, thực hiện nghiêm túc công tác thanh, kiểm tra các cở sở; xử phạt nghiêm những cơ sở vi phạm; công khai kết quả kiểm tra, những cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thực hiện tốt công tác ATTP.

Kiểm soát chặt chẽ các sơ sở giết mổ

Theo ngành chăn nuôi tỉnh Nam Định, công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật của tỉnh thời gian qua được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật; vừa đảm bảo yêu cầu an toàn, vừa tạo điều kiện cho hàng hóa thực phẩm lưu thông thông suốt.

Cơ sở giết mổ gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh đảm bảo các điều kiện về ATTP. Ảnh: An Lãng.

Cơ sở giết mổ gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh đảm bảo các điều kiện về ATTP. Ảnh: An Lãng.

Thống kê năm 2020, toàn ngành chăn nuôi kiểm dịch vận chuyển động vật trên cạn được 56.150 con lợn; gần 2 triệu con gia cầm giống; gần 1 triệu con gia cầm thịt và 18.194 con động vật khác so với cùng kỳ năm 2019.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nam Định cho biết, từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng đã tổ chức rà soát, thống kê số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ để phân loại, đánh giá và tổ chức cho 359 cơ sở ký cam kết.

Tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi tại 37 cơ sở. Qua đó, đã phát hiện và xử phạt hành chính 1 cơ sở về vi phạm chứng chỉ hành nghề thú y hết thời hạn.

Thực hiện kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh ATTP tại 59 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; 2 cơ sở thu gom, sơ chế sản phẩm động vật làm thực phẩm; 5 cơ sở ấp nở gia cầm… và lấy hàng chục mẫu nước kiểm nghiệm các chỉ tiêu vi sinh theo quy định.

Đặc biệt, trong năm nay, Chi cục đã phối hợp với Công an tỉnh Nam Định xử lý 6 xe vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không có giấy kiểm dịch vận chuyển, tự ý tháo dỡ niêm phong kẹp chì, sản phẩm không đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm cho người.

Để siết chặt các cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh những tháng cuối năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nam Định sẽ thành lập các đội kiểm dịch lưu động phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tăng cường công tác thanh, kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh thú y và vệ sinh ATTP.

Anh Nguyễn Văn Thục (xã Trực Thái, huyện Trực Ninh) chia sẻ, gia đình anh đang chăn nuôi hơn 300 con lợn. Để đảm bảo vệ sinh ATTP, gia đình đã đầu tư xây dựng khu giết mổ lợn với công suất lên đến 10 con/ngày. Trung bình, mỗi tháng gia đình cung cấp ra thị trường 3 - 4 tấn thịt lợn sạch, tùy vào đơn đặt hàng.

  • Tags:
Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.