| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao ý thức về an toàn thực phẩm

Thứ Sáu 20/11/2020 , 06:45 (GMT+7)

Để ý thức an toàn thực phẩm lan tỏa trong cộng đồng, ngoài siết chặt quản lý chất lượng thực phẩm, ngành chức năng Bình Định còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

Theo ông Hồ Phước Hoàn, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Bình Định, đến nay, Bình Định đã xác nhận sản phẩm an toàn theo chuỗi cho 48 sản phẩm các loại tại 25 cơ sở. Hàng tháng thực hiện lấy mẫu giám sát định kỳ các sản phẩm được xác nhận theo quy định.

Bên cạnh đó, ngành chức năng tỉnh này còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng với các nội dung: Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (ATTP); tập huấn nâng cao nghiệp vụ; phối hợp các hội đoàn thể, địa phương tập huấn tuyên truyền phổ biến các quy định về ATTP… cho trên 500 lượt người.

Đoàn công tác liên ngành của Bình Định hậu kiểm về ATTP trong sản xuất rượu thủ công và kinh doanh rượu trên địa bàn thị xã An Nhơn. Ảnh: V.Đ.T

Đoàn công tác liên ngành của Bình Định hậu kiểm về ATTP trong sản xuất rượu thủ công và kinh doanh rượu trên địa bàn thị xã An Nhơn. Ảnh: V.Đ.T

Phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP tại 157 cơ sở; thực hiện hậu kiểm việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP tại 39 cơ sở; thẩm định, chứng nhận và đánh giá định kỳ điều kiện đảm bảo ATTP cho 227 cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản; giám sát dư lượng kháng sinh cấm và các chất độc hại trong sản phẩm nông lâm thủy sản trên 855 mẫu.

Đồng thời phối hợp với các địa phương, người tiêu dùng xử lý sản phẩm không đảm bảo ATTP, đặc biệt là với sản phẩm pate Minh Chay và các sản phẩm liên quan của Công ty TNHH Hai thành viên Lối Sống Mới trên địa bàn, nhằm kịp thời cảnh báo tới người tiêu dùng.

“Đặc biệt, trong năm 2020, trên địa bàn Bình Định đã không còn vi phạm về các chỉ tiêu dư lượng có ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng như hàn the, phẩm màu công nghiệp, bơm tạp chất agar vào tôm nguyên liệu. Điều này chứng tỏ ý thức của người dân về ATTP đã được nâng lên rõ rệt”, ông Hoàn khẳng định.

Các mặt hàng thực thẩm được bày bán tại chợ ở TP Quy Nhơn (Bình Định). Ảnh: V.Đ.T

Các mặt hàng thực thẩm được bày bán tại chợ ở TP Quy Nhơn (Bình Định). Ảnh: V.Đ.T

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, trong quý III/2020, đơn vị này đã chỉ đạo các chi cục chuyên ngành thực hiện thẩm định điều kiện đảm bảo ATTP theo quy định tại 219 cơ sở, trong đó có 61 cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản và 158 tàu cá. Ngành chức năng đã thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 183 cơ sở, tàu cá và thẩm định đánh giá định kỳ 36 cơ sở. Tính đến nay, Bình Định đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 2.907 cơ sở, gồm 439 cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và 2.468 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.

Bà Nguyễn Thị Tố Trân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định cho hay, thời gian qua, các chi cục chuyên ngành ở Bình Định đã tăng cường công tác kiểm tra giám sát dư lượng các chất độc hại và kháng sinh cấm trong sản phẩm nông lâm thủy sản. Trong quý III/2020 đã thực hiện được 732 mẫu, kết quả 279 mẫu kiểm tra định tính và 422 mẫu phân tích định lượng không phát hiện vi phạm, trong đó có 31 mẫu phát hiện vi phạm.

Người tiêu dùng chọn mua các mặt hàng thực phẩm tại Co.opmart Quy Nhơn bởi tin tưởng về độ an toàn. Ảnh: V.Đ.T

Người tiêu dùng chọn mua các mặt hàng thực phẩm tại Co.opmart Quy Nhơn bởi tin tưởng về độ an toàn. Ảnh: V.Đ.T

“Đối với các mẫu vi phạm, ngành chức năng đã thông báo kết quả mẫu không đáp ứng quy định về ATTP đến cơ sở, địa phương; đồn thời chúng tôi thành lập đoàn công tác thực hiện việc truy xuất nguồn gốc, thu hồi, xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn theo quy định”, bà Trân cho biết thêm.

“Trong năm 2021, chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cao công tác giám sát, hậu kiểm về điều kiện quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn. Đặc biệt chú trọng các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về ATTP, gian lận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, làm bước đệm để phát triển chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn. Xây dựng, xác nhận và giám sát sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chú trọng các sản phẩm chủ lực của địa phương...”, bà Nguyễn Thị Tố Trân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Điện Biên kiểm soát dịch hại trên cây mắc ca

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Điện Biên đôn đốc các địa phương việc chăm sóc, theo dõi dịch hại trên cây ăn quả và cây mắc ca.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất