| Hotline: 0983.970.780

Nấm sương mai giả hại gấc

Thứ Tư 22/04/2015 , 06:13 (GMT+7)

Gấc là cây dễ trồng, luôn cho giá trị cao nên được nông dân duy trì phát triển. Tuy nhiên, bệnh nấm sương mai giả đang phát sinh gây hại. 

Triệu chứng ở lá, vết bệnh ban đầu nhỏ, màu xanh trong, sau đó chuyển sang màu xanh hơi vàng đến vàng nhạt và có hình tròn đa giác hoặc hình bất định.

Vết bệnh nằm ở phần thịt lá và bị giới hạn bởi các đường gân. Bệnh nặng, nhìn mặt lá thấy gồ ghề và màu vàng hiện rõ, mặt dưới lá về chiều tối dùng đèn pin soi thấy hiện rõ lớp nấm màu xám bám trạt khiến lá kém phát triển; mép lá bị cháy sém theo đoạn. Cuối cùng cả lá bị khô rạc.

Ở ngọn, ban đầu khó phát hiện và chỉ thấy khi đã bị cháy đen phần búp với độ dài hơn 2 đốt ngón tay, cùng 1 - 2 lá non liền sát đó bị cháy sém từ mép đến gần giữa lá.

Bệnh do nấm Pseudoperonospora Cubensis gây nên. Bào tử nấm có sẵn trong không khí, đất và vườn trồng; lây lan theo mưa, gió, các hoạt động cơ giới của con người hoặc theo côn trùng...

Bệnh phát sinh trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp và thất thường, có sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm; nóng ẩm xen kẽ. Bệnh hại từ mặt dưới của lá lên lá non và búp ngọn.

Biện pháp khắc phục: Vệ sinh và tiêu hủy nguồn bệnh, vơ sạch các tàn dư thực vật trong vườn, dùng kéo sắc cắt ngang những cuống lá bị bệnh, tiêu hủy nơi an toàn. Áp dụng kỹ thuật bón phân kaliclorua bổ sung để tạo cây khỏe.

Dùng thuốc RidomilGold68WG để phun trừ, cụ thể hòa 25 - 45 gr thuốc và 1 gói bám dính HPC loại 20 ml với 2 lít nước, đảo kỹ cho tan đều rồi pha loãng thành 7 - 8 lít phun đẫm đều cho các bộ phận dưới gốc và cây leo bò trên mặt giàn. Phun trừ 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 - 3 ngày, phun vào chiều mát lúc không mưa.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Mùa vàng trên cánh đồng sạ cụm

QUẢNG BÌNH Mô hình gieo sạ lúa bằng máy tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hàm Hòa trong vụ đông xuân 2023 - 2024 với diện tích trên 10ha cho hiệu quả lớn…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm