| Hotline: 0983.970.780

Nan giải bài toán hậu vinh danh “báu vật sống”

Thứ Ba 14/06/2011 , 10:01 (GMT+7)

Dù đã công nhận từ năm 2003, nhưng danh hiệu nghệ nhân dân gian của Hội Văn hóa Dân gian Việt Nam mới đơn thuần mang tính tôn vinh...

Dù đã công nhận từ năm 2003, nhưng danh hiệu nghệ nhân dân gian của Hội Văn hóa Dân gian Việt Nam mới đơn thuần mang tính tôn vinh chứ chưa có chính sách đãi ngộ đi kèm. Vấn đề này cũng không đơn giản với Bộ VHTTDL.

Chế độ nào?

Bộ VHTTDL vừa có văn bản số 1532/BVHTTDL-TĐKT trình Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến ban hành thông tư quy định về xét danh hiệu nghệ nhân nhân dân (NNND), nghệ nhân ưu tú (NNƯT). Nếu không có gì thay đổi, dịp 2/9 năm nay, lần đầu tiên các nghệ nhân trong các lĩnh vực di sản trên cả nước sẽ được công nhận NNND, NNƯT.  

Đây là hành động thiết thực, đáp ứng mong muốn và nguyện vọng của đông đảo nghệ nhân trong cả nước hoạt động trong 6 lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của đất nước; tôn vinh kịp thời những nghệ nhân đang nắm giữ, truyền dạy và phát huy các giá trị di sản trong xã hội. Sau hành trình dài để có được việc vinh danh này, thì vẫn còn nhiều nỗi băn khoăn bởi còn những vướng mắc “hậu vinh danh”.

Bà Lê Thị Minh Lý, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hoá, chia sẻ: “Chúng tôi cũng đang tính xem chế độ nào, chính sách nào cho việc hậu phong tặng. Việc phong tặng có quy định rồi, sẽ có một phần thưởng, một bằng chứng nhận, nhưng hậu phong tặng là cái gì? Hiện giờ vẫn chưa có lời giải”. Theo bà Lý, nhiều nước có cách làm hay nhưng cũng bộc lộ nhiều điều không phù hợp, vì vậy phải học tập và tính toán cách làm riêng chứ không rập khuôn theo nước nào được.

Bà Lý cho biết, ví dụ Hàn Quốc, Nhật Bản thiết lập hệ thống báu vật nhân văn sống, người ta chọn ra những nghệ nhân xuất sắc nhất và được nuôi dưỡng suốt đời để nghệ nhân ấy chỉ làm việc cho nhà nước thôi, sản xuất ra các sản phẩm phục vụ Nhà nước, biểu diễn theo các kế hoạch của Nhà nước và được hưởng đồng lương xứng đáng. Thế nhưng họ bị chi phối bởi nhà nước hoàn toàn. Điều này, các năm trước, có tác dụng tích cực cho nhà nước nhưng từ khi có Công ước UNESCO 2003, việc này lại sai hoàn toàn so với công ước ở điểm về quyền của chủ thể văn hoá.

Có thể, nghệ nhân ấy (chủ thể văn hoá) đồng thuận với cộng đồng, đồng thuận với nhà nước nhưng xét ở một khía cạnh nào đó, những nghệ nhân ấy sẽ có tính biệt lập, trong khi đó công ước đòi hỏi tính cộng đồng. Những người khác trong cộng đồng sẽ nghĩ sao khi họ không được chăm sóc như vậy. Như thế thì không đảm bảo di sản sẽ được bảo vệ một cách bền vững.

Còn thiếu chính sách

Mới đây, Bộ VHTTDL vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến ban hành Thông tư quy định về xét danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú.

Theo đề án, Bộ này sẽ công nhận danh hiệu NNND, NNƯT trong 6 lĩnh vực di sản là: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; tri thức dân gian. Riêng với lĩnh vực nghề thủ công truyền thống, trước đây do Bộ Công thương thực hiện thì vẫn do Bộ Công thương xét tặng, nếu Bộ VHTTDL có tôn vinh ở lĩnh vực này sẽ tham khảo ý kiến từ Bộ Công thương. Một nghệ nhân không được xét danh hiệu ở cả hai hội đồng của hai Bộ.

Điểm nữa là chúng ta chăm sóc những nghệ nhân bậc thầy như thế, thế hệ kế cận dưới các nghệ nhân đó thì sao, làm sao để khuyến khích thế hệ trẻ? Đấy là vấn đề rất lớn. Ở Hàn Quốc, họ thực hiện chế độ lương hằng tháng cho báu vật nhân văn sống. Chúng ta có thể làm thế, song chúng ta cũng phải chú trọng thế hệ trẻ. Bởi thế, theo bà Lý, tốt nhất là chúng ta có những chính sách cho từng công việc.

Nhiều việc cần thực hiện cho việc phong tặng NNND, NNƯT còn vướng mắc nhiều vấn đề như thế, cho nên chính sách làm sao phải hết sức linh hoạt. Chưa kể, việc phong tặng, theo Luật Thi đua khen thưởng thì bắt buộc vẫn phải có hai danh hiệu NNND, NNƯT. Nhưng việc từ danh hiệu NNƯT lên danh hiệu NNND như thế nào lại là một vấn đề, đến bao giờ thì được xem xét để được lên danh hiệu? Như thế, lại cần thêm một quy chế, một chính sách nữa.

Bà Lý thừa nhận: “Chúng tôi có hai cái vướng, một là theo Luật Thi đua khen thưởng chúng tôi buộc phải đề ra NNND, NNƯT, nhưng trên thực tế, chúng tôi không muốn đề ra hai danh hiệu. Thêm nữa, chúng tôi dù rất tiếc song còn phải nợ, sang năm mới có chính sách cụ thể với việc tôn vinh và đãi ngộ những người có công thực hành di sản”.

Xem thêm
Vầng trăng thơ ấu: Phim về thời niên thiếu của Bác Hồ

Bộ phim khắc họa thời thơ ấu của Bác Hồ lúc còn là cậu bé Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ vào Huế sinh sống mang tên 'Vầng trăng thơ ấu'.

Real Madrid thoát thua trên sân Bayern Munich

Với cú đúp của Vinicius, Real Madrid đã có được trận hòa 2-2 ngay trên sân của Bayern Munich tại bán kết lượt đi UEFA Champions League.

Alexandre Polking - ứng viên sáng giá cạnh tranh vị trí HLV đội tuyển Việt Nam

HLV Kim Sang-sik đang được đồn thổi là tân HLV đội tuyển Việt Nam, nhưng theo thông tin mới nhất cựu HLV trưởng Thái Lan ông Polking cũng đang nằm trong tầm ngắm.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.