| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm lâm

Thứ Bảy 20/05/2023 , 10:08 (GMT+7)

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị đề nghị phải đưa ra các giải pháp, chính sách từ đào tạo, bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ đối với những người làm công tác kiểm lâm.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: LH.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: LH.

Chiều 19/5, Cục Kiểm lâm (Bộ NN-PTNT) tổ chức Hội thảo khoa học "Kiểm lâm Việt Nam 50 năm xây dựng và phát triển". 

Tham dự và chủ trì có Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cùng các lãnh đạo Cục Kiểm lâm qua các thời kỳ và các đại biểu đến từ các Chi cục Kiểm lâm trên cả nước.

Phát biểu tại hội thảo, ông Bùi Chính Nghĩa, Cục trưởng Cục Kiểm lâm cho biết, trải qua 50 năm thành lập và phát triển (21/5/1973 - 21/5/2023) lực lượng kiểm lâm đã luôn cố gắng nỗ lực, hoàn thành nhiệm vụ được giao; khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mặc dù hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ có những thay đổi theo từng giai đoạn nhưng  ở thời điểm hiện tại, lực lượng kiểm lâm đang thực hiện toàn diện các nhiệm vụ về lâm nghiệp bao gồm: quản lý rừng, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, phòng cháy chữa cháy rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, quản lý chế biến và thương mại lâm sản.

Về hoạt động, lực lượng kiểm lâm đã có nhiều cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn; từ việc xây dựng thể chế, chính sách, đến trực tiếp tổ chức thực hiện, xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng.

Thay mặt lãnh đạo Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị đánh giá cao những kết quả mà lực lượng kiểm lâm đã đạt được trong hơn 50 năm qua, ông cho rằng hội thảo đã đã làm rõ hơn bức tranh toàn diện của lực lượng kiểm lâm nói riêng và ngành lâm nghiệp nói chung trong giai đoạn hiện nay, trong đó có cả những gam màu sáng, những triển vọng, thời cơ phía trước; đồng thời cũng nhìn nhận một cách khách quan những mặt còn tồn tại hạn chế mà lực lượng kiểm lâm cần phải nhìn nhận một cách sâu sắc để khắc phục, đổi mới trong thời gian tới.

'Về phía Bộ NN-PTNT đã và đang nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế chính sách hỗ trợ lực lượng bảo vệ rừng, do đặc thù của ngành nghề này vốn gặp nhiều rủi ro, nguy hiểm, thiệt thòi', Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị phát biểu tại hội thảo. Ảnh: LH.

"Về phía Bộ NN-PTNT đã và đang nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế chính sách hỗ trợ lực lượng bảo vệ rừng, do đặc thù của ngành nghề này vốn gặp nhiều rủi ro, nguy hiểm, thiệt thòi", Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị phát biểu tại hội thảo. Ảnh: LH.

Trước những yêu cầu đặt ra cho lực lượng kiểm lâm trong thời gian tới, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng, năng lực con người trong thời đại công nghệ 4.0 Thứ trưởng đề nghị cần có sự đổi mới về tư duy, phương pháp quản lý, ứng dụng công nghệ tiên tiến tăng cường chuyển đổi số trong lĩnh vực lâm nghiệp, đối với từng cán bộ kiểm lâm, phải nâng cao cái kỷ cương, tính chuyên nghiệp, từ đó phục vụ công việc tốt hơn, hiệu quả hơn.

"Hiện nay lực lượng kiểm lâm có gần 12.000 cán bộ được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn đại học trở lên, trong có 10% là thạc sĩ và tiến sĩ nhưng tại sao rừng của chúng ta vẫn bị xâm lấn?", Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị đặt vấn đề.

Trong bối cảnh hiện nay khi nguồn lực đầu vào ngành lâm nghiệp thấp so với nhiều ngành nghề khác; tình trạng sinh viên ít; chất lượng nguồn nhân lực hiện có chất lượng chưa cao so với các ngành khác thì về lâu dài cần phải có giải pháp thu hút nguồn nhân lực; từ đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, đến chế độ chính sách đãi ngộ đối với người lao động.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT đề nghị trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT, các cơ sở đào tạo phối hợp với Cục Kiểm lâm, Cục Lâm nghiệp nghiên cứu xây dựng cơ chế thu hút sinh viên, cải tiến chương trình đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện tại và trong tương lai.

Xem thêm
Siết chặt quản lý gây nuôi động vật rừng, hoang dã

Sóc Trăng Việc kiểm tra định kỳ và đột xuất tại các cơ sở gây nuôi động vật rừng, hoang dã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ quy định pháp luật cho các hộ nuôi.

Hơn 61.000 người được hưởng lợi từ dự án VFBC

Dự án đã huy động và ghi nhận đầu tư hơn 33 triệu USD từ các doanh nghiệp thân thiện bảo tồn, giúp hơn 61.000 người được hưởng lợi từ dự án.

Du khách người Pháp chụp được hình mang Trường Sơn trên đỉnh Bạch Mã

THỪA THIÊN - HUẾ Những du khách người nước ngoài trong khi tham quan Vườn quốc gia Bạch Mã đã tình cờ gặp 2 cá thể mang Trường Sơn quý hiếm và đã ghi hình lại.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất