| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao vị thế chè Việt

Thứ Hai 14/11/2011 , 09:38 (GMT+7)

Trên nền âm thanh hoành tráng, ánh sáng lung linh, tối 12/11/2011, hàng vạn người đã tham dự lễ khai mạc Liên hoan trà Quốc tế lần thứ I - Thái Nguyên, Việt Nam 2011.

Trên nền âm thanh hoành tráng, ánh sáng lung linh, tối 12/11/2011, hàng vạn người đã tham dự lễ khai mạc Liên hoan trà Quốc tế lần thứ I - Thái Nguyên, Việt Nam 2011. Sự kiện này là dịp để tôn vinh, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trà Việt Nam với bạn hàng, du khách trong nước và quốc tế.  

Dự Lễ khai mạc có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Nhà nước, Quốc hội. Dự lễ khai mạc còn có Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát; lãnh đạo các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Bộ Ngoại giao; Đại biểu các Ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo 49 tỉnh, thành phố trong cả nước; 28 đoàn đại diện các Đại sứ quán ngoại giao, tổ chức quốc tế; 30 tổ chức phi chính phủ; các đoàn trà, nghệ thuật của Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Phần Lan; 30 doanh nghiệp chè của Hiệp hội Chè Việt Nam, 25 DN, HTX chè và 50 làng nghề chè truyền thống của tỉnh Thái Nguyên.

Đại sân khấu, nơi diễn ra sự kiện khai mạc liên hoan được chọn nằm trong vùng chè đặc sản nổi tiếng Tân Cương, trên mặt nước hồ Núi Cốc thơ mộng, huyền ảo. Lễ khai mạc thực sự xứng tầm của một liên hoan tầm cỡ Quốc tế với với những màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc, những màn pháo hoa rực rỡ sắc màu huyền diệu.

Diễn văn khai mạc do ông Dương Ngọc Long, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên trình bày, nêu rõ liên hoan trà Quốc tế lần thứ I - Thái nguyên, Việt Nam 2011 là sự kiện lớn về kinh tế, văn hoá - xã hội, nơi hội tụ của văn hóa trà Việt và thế giới, nơi tôn vinh người trồng chè, các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh và xuất khẩu chè.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã biểu dương những thành tựu to lớn mà ngành chè Việt Nam đã đạt được, đặc biệt là tinh thần vượt khó, cần cù, sáng tạo của hàng triệu nông dân, lao động - những người trực tiếp trồng, chế biến và kinh doanh chè Việt Nam.

Thủ tướng phân tích, Thái Nguyên được cả nước trân trọng biết đến không chỉ là Thủ đô kháng chiến mà còn là một thủ phủ chè với danh tiếng “Chè Thái”, với địa danh Tân Cương nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Thủ tướng hoan nghênh tỉnh Thái Nguyên, mặc dù còn nhiều khó khăn, đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa, huy động nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức Liên hoan Trà quốc tế với nhiều hoạt động thiết thực.

Chúc liên hoan trà thành công tốt đẹp, chỉ đạo định hướng phát triển ngành chè trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, các địa phương tăng cường chỉ đạo, thực hiện tốt một số nội dung như cùng với việc phát triển chè theo qui hoạch, phải đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong sản xuất; bố trí lại cơ cấu giống chè phù hợp với từng vùng và thị trường để nâng cao năng suất, chất lượng chè, phấn đấu đưa sản lượng chè búp tươi đạt trên 1 triệu tấn/năm. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, khẩn trương cơ cấu lại và đa dạng hóa sản phẩm trà; tập trung đầu tư mới và cải tạo nâng cấp các nhà máy chế biến theo hướng hiện đại, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Tiếp tục tổ chức lại sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa người trồng chè với các DN chế biến và tiêu thụ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định; tăng thu nhập cho người làm chè.  

 Những ngày này, không khí sôi động của lễ hội diễn ra trên hầu khắp các trục đường của thành phố Thái Nguyên. Tính đến hết ngày 13/11/2011, có 14 hoạt động của Liên hoan trà Quốc tế đã được tổ chức. Hôm nay (14/11), liên hoan tiếp tục diễn ra với chương trình lễ hội văn hoá trà mang chủ đề “Đêm hội thưởng trà”. Ngày mai (15/11) Liên hoan sẽ bế mạc cùng với hoạt động chung kết cuộc thi “Người đẹp xứ trà”

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm