| Hotline: 0983.970.780

Nắng nóng gay gắt kéo dài khiến mặn trên hệ thống thủy lợi An Trạch tăng

Thứ Năm 05/08/2021 , 15:28 (GMT+7)

Do tình hình nắng nóng gay gắt kéo dài, trên diện rộng và ảnh hưởng của triều cường khiến độ mặn trên hệ thống thủy lợi An Trạch diễn biến phức tạp.

Đây là nhận định của Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên tại bản tin dự báo chất lượng nước ngày 5/8.

Theo dự báo của Đài KTTV Trung Trung Bộ, từ ngày 6 -12/8 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng tiếp tục nắng nóng, gần như không có mưa, lượng mưa dự báo chỉ dao động từ 0- 16,6mm/ngày. Theo đó, dự báo độ mặn trên các sông trong tuần tới có xu hướng tăng so với tuần trước.

Lấy mẫu để phân tích chất lượng nước trên hệ thống thủy lợi An Trạch.

Lấy mẫu để phân tích chất lượng nước trên hệ thống thủy lợi An Trạch.

Tại vị trí các trạm bơm, tình trạng nhiễm mặn dự báo xảy ra với mức độ dao động từ 0,12‰ đến 0,26‰; độ mặn cao nhất trong ngày xảy ra trong khoảng thời gian từ 15-16 giờ; độ mặn cao nhất trong tuần dự báo xảy ra vào ngày 9/8. Tuy nhiên, chất lượng nước tại tất cả các vị trí quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép đảm bảo cấp nước tưới cho cây lúa.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, hiện nay, trên địa bàn lúa hè thu đang trong giai đoạn trổ đòng, đây là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất mùa vụ.

Vì vậy, các đơn vị có liên quan như Sở NN-PTNT, Chi cục Thủy lợi, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi… các địa phương Quảng Nam, TP Đà Nẵng cần tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn cũng như diễn biến xâm nhập mặn, chất lượng nước; tăng cường kiểm tra kênh mương, đồng ruộng, kiểm tra lượng nước lãng phí từ các kênh tiêu của từng khu tưới để điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm nước; phối hợp với các đội thủy nông cơ sở tổ chức lấy nước đúng phiên và xử lý kịp thời những sự cố để chủ động điều chỉnh các giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả nhằm cấp nước cho cây trồng vụ hè thu.

Hệ thống thủy lợi An Trạch là hệ thống thủy lợi liên tỉnh thuộc lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, bao gồm bốn đập dâng (An Trạch trên sông Yên, Bàu Nít trên sông Bàu Sấu, Hà Thanh trên sông Quá Giáng, Thanh Quýt trên sông La Thọ) và 10 trạm bơm điện phục vụ tưới cho 9.700ha đất của 2 tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và cấp nước sinh hoạt với lưu lượng 350.000m3 /ngày đêm

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm