| Hotline: 0983.970.780

Nâng tầm thương hiệu chè Đại Từ phát triển bền vững

Thứ Bảy 13/02/2021 , 17:35 (GMT+7)

Với vị thế là vựa chè lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từ xác định trọng tâm trong giai đoạn tới là phát triển, nâng tầm thương hiệu chè theo hướng bền vững.

Với hơn 6.400ha, huyện Đại Từ là địa phương có diện tích chè lớn nhất tỉnh của tỉnh Thái Nguyên. Thời gian gần đây, huyện có nhiều chính sách khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu giống, đồng thời, thúc đẩy áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến chè.

Từ năm 2016 đến nay, ngân sách huyện Đại Từ đã hỗ trợ gần 16 tỷ đồng để cấp giống chè mới, trồng thay thế và xây dựng các mô hình sản xuất chè VietGAP, hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật; hỗ trợ đầu tư lắp đặt hệ thống tưới chè cho trên 450ha. Nhờ vậy, diện tích chè đông của huyện Đại Từ đã đạt gần 1.100ha, chiếm 17% tổng diện tích chè toàn tỉnh Thái Nguyên.

Đại hội Đảng bộ huyện Đại Từ nhiệm kỳ 2021 – 2025 xác định nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên là phát triển, nâng tầm thương hiệu chè theo hướng bền vững. Ảnh. TL

Đại hội Đảng bộ huyện Đại Từ nhiệm kỳ 2021 – 2025 xác định nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên là phát triển, nâng tầm thương hiệu chè theo hướng bền vững. Ảnh. TL

Qua 4 năm, Đại Từ đã tổ chức tập huấn trên 120 lớp cho gần 5.200 học viên. Huyện cũng thực hiện hỗ trợ các làng nghề, tổ hợp tác và HTX hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ, thực hiện xây dựng, quảng bá thương hiệu chè.

Đến nay, toàn huyện đã có 930ha chè được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, chiếm 14,5% tổng diện tích chè toàn huyện.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nâng tầm thương hiệu chè, huyện Đại Từ phấn đấu đến hết năm 2021, diện tích chè toàn huyện đạt 6.440ha, sản lượng đạt 72.700 tấn, tăng diện tích chè an toàn thêm 160ha.

Xem thêm
Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ

THÁI NGUYÊN Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cho hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% so với phương pháp truyền thống.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.