| Hotline: 0983.970.780

Nên thả tôm giống ngay từ tháng 5

Thứ Hai 18/05/2020 , 06:28 (GMT+7)

Người nuôi tôm cần thả giống ngay từ tháng 5 vì thời tiết, thị trường đã thuận lợi hơn, trong khi một số nước chưa thể quay lại sản xuất bình thường do Covid-19.

Kiểm tra tôm tại một mô hình nuôi tôm siêu thâm canh. Ảnh: Sơn Trang.

Kiểm tra tôm tại một mô hình nuôi tôm siêu thâm canh. Ảnh: Sơn Trang.

Theo TS Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, đầu vụ tôm năm nay, do nắng nóng và xâm nhập mặn, khiến nhiều ao tôm thả sớm bị thiệt hại. Bên cạnh đó, giá tôm nguyên liệu không ổn định do Covid-19 ảnh hưởng tới tiêu thụ tôm trên toàn cầu, cùng với bệnh đốm trắng và vi bào tử, đã khiến cho nhiều người nuôi tôm bị “chùn tay” khi thả giống. Những yếu tố trên đã khiến cho tiến độ thả nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị chậm.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, thời tiết đang có xu hướng ngày càng thuận lợi hơn cho nuôi tôm khi chênh lệch nhiệt độ ngày đêm không còn cao.

Đặc biệt, những bất lợi của các nước sản xuất tôm lớn khác, cộng với nhu cầu thị trường trong thời gian tới, đang là những cơ hội tốt cho nuôi tôm ở Việt Nam.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), do Covid-19, một số nước sản xuất, xuất khẩu tôm cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, chưa thể quay lại sản xuất bình thường.

Thông tin từ VASEP cho thấy, tại Ấn Độ, lệnh phong tỏa cả nước kéo dài từ 23/3-3/5/2020 đã gây khó khăn lớn cho ngành tôm, từ người nuôi tới các nhà máy chế biến, xuất khẩu. Người nuôi tôm Ấn Độ gặp khó khăn lớn trong tiêu thụ tôm nguyên liệu do nhiều nhà máy phải thu hẹp hoạt động, thậm chí tạm đóng cửa vì bị thiếu hụt trầm trọng nhân công. Việc hạn chế đi lại để ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19, làm cho các nhà máy chế biến tôm ở bang Andhra Pradesh (bang nuôi tôm lớn nhất Ấn Độ) thiếu hụt nhân công tới 50%.

Các nhà máy chế biến tôm ở Ecuador cũng chỉ hoạt động được 50% công suất vì thiếu hụt nhân công do bị hạn chế đi lại. TS Hồ Quốc Lực cho rằng, nguồn cung từ các cường quốc tôm đều có xu hướng giảm sút, thậm chí giảm sút nặng nề như ở Ấn Độ, Trung Quốc.

Trong khi đó, dù cũng bị ảnh hưởng không nhỏ do Covid-19, nhưng trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm của Việt Nam vẫn tăng nhẹ. Cụ thể, theo ước tính của VASEP, trong 4 tháng qua, trong khi nhiều mặt hàng thủy sản chủ lực khác như cá tra, mực và bạch tuộc, cá ngừ… đều giảm mạnh về giá trị xuất khẩu, thì giá trị xuất khẩu tôm vẫn tăng 2,4% so với cùng kỳ 2019. Điều này cho thấy, nhu cầu tôm trên thế giới vẫn tương đối ổn định, do tôm là thực phẩm thơm ngon, giàu dinh dưỡng nên khó bị thay thế.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ở Nhà Bè, TP HCM. Ảnh: Sơn Trang.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ở Nhà Bè, TP HCM. Ảnh: Sơn Trang.

Đặc biệt, do tiến độ thả nuôi bị chậm, nguồn cung trong nước bị giảm, việc nhập khẩu tôm nguyên liệu cũng gặp khó khăn vì Covid-19, nên từ tháng 5 này, có thể đã xuất hiện tình trạng thiếu tôm nguyên liệu ở nhiều nhà máy.

Chính vì vậy, theo TS Hồ Quốc Lực, trên nền tảng tương quan cung cầu tôm thế giới trong thời gian tới, giá cả sẽ ổn định ở mức tích cực. Nông dân yên tâm thả giống tôm ngay từ bây giờ.

Ông Trương Đình Hòe cũng cho rằng, việc thả lại tôm nên thực hiện ngay từ tháng 5 nhằm bắt kịp giai đoạn tháng 7-8/2020. Đó là thời điểm chúng ta có cơ hội lớn về thị trường khi nhu cầu trên thế giới phục hồi, tăng tiêu thụ cao trở lại, trong khi một số nước sản xuất, xuất khẩu tôm lớn khác có độ trễ đáng kể hơn so với Việt Nam về phục hồi sản xuất sau dịch.

Cũng theo ông Hòe, Chính phủ và các Bộ cần hỗ trợ cho Bộ NN-PTNT đẩy mạnh việc chỉ đạo, tuyên truyền và triển khai các hỗ trợ tối đa cho người nuôi tôm, để họ sớm có thể yên tâm thả tôm giống ngay từ bây giờ.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Bàn giải pháp canh tác sầu riêng đáp ứng rào cản kỹ thuật từ Trung Quốc

TÂY NINH Không chỉ khâu canh tác mà toàn bộ quá trình trước, trong và sau thu hoạch cũng phải được kiểm soát chặt chẽ nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật từ Trung Quốc.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Công nghệ tự động đo khí nhà kính phát thải trên ruộng lúa

THÁI BÌNH Dự án hợp tác với Đan Mạch của Viện Môi trường Nông nghiệp mở ra triển vọng xây dựng hướng dẫn cụ thể để tối ưu hóa năng suất, chất lượng cây trồng.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất