| Hotline: 0983.970.780

Neuralink cấy chip vào não lợn để chữa bệnh cho người

Thứ Hai 31/08/2020 , 13:34 (GMT+7)

Công ty Neuralink, khởi nghiệp của tỷ phú Elon Musk đã cấy chip vào não lợn thành công, mở ra cơ hội chữa các bệnh về thần kinh ở người.

Bước tiến mới của Neuralink

Neuralink có thể cấy 4 con chip vào não người, mỗi con chip có thể kết nối tới 4.000 tế bào thần kinh. Ảnh: YouTube

Neuralink có thể cấy 4 con chip vào não người, mỗi con chip có thể kết nối tới 4.000 tế bào thần kinh. Ảnh: YouTube

Cuối tuần trước, công ty khởi nghiệp khoa học thần kinh Neuralink của tỷ phú công nghệ Mỹ Elon Musk đã công bố một chú lợn có tên là Gertrude đã được các chuyên gia cấy một con chip kích cỡ bằng đồng xu vào não của nó suốt hai tháng và cho thấy chú lợn vẫn phát triển bình thường.

Thành tựu nghiên cứu mang tính đột phá về trí tuệ nhân tạo (AI) mới này đã ngay lập tức được các nhà khoa học ca ngợi là “mở ra cơ hội hướng tới mục tiêu chữa được các chứng bệnh liên quan đến não bộ con người” bằng phương pháp cấy ghép tương tự.

Tuy nhiên, các chuyên gia thần kinh độc lập cho biết bài thuyết trình của tỷ phú Elon Musk mặc dù đã chỉ ra rằng Neuralink giành được những bước tiến lớn nhưng vẫn cần có các nghiên cứu dài hơn.

Neuralink là khởi nghiệp trị giá 180 triệu USD được ông Elon Musk đồng sáng lập cùng với Tesla Inc và SpaceX vào năm 2016, có trụ sở tại khu vực vịnh San Francisco (Mỹ) với mục tiêu cấy ghép các vi mạch máy tính không dây, bao gồm hàng nghìn điện cực vào não bộ- cơ quan phức tạp nhất của con người. Mục đích hướng tới của việc nghiên cứu này là tìm ra cách chữa trị các bệnh thần kinh như Alzheimer, suy giảm trí nhớ và các sang chấn tủy sống, chấn thương dây thần kinh và cuối cùng là kết nối con người với trí tuệ nhân tạo.

“Một thiết bị cấy ghép thực sự có thể giải quyết những vấn đề này,” ông Musk tuyên bố trên nền tảng webcast hôm 28/8, đề cập đến các chứng bệnh như mất trí nhớ, tâm thần phân liệt, mất thính giác, trầm cảm và mất ngủ.

Tuy nhiên, tỷ phú Elon Musk không cung cấp mốc thời gian cụ thể hoàn thiện các phương pháp điều trị này, đồng thời cũng không nhắc đến tuyên bố trước đó rằng các cuộc thử nghiệm gắn chip vào não người sẽ được bắt đầu vào cuối năm nay.

Tiến sĩ Matthew MacDougall, bác sĩ phẫu thuật thần kinh của Neuralink cho biết, các thử nghiệm lâm sàng đầu tiên của công ty sẽ được tiến hành trên một vài bệnh nhân bị chứng liệt hoặc liệt nửa người.

Ba chú heo gắn chip

Chú heo Dorothy đang trong quá trình cấy chip tại Neuralink. Ảnh: YouTube

Chú heo Dorothy đang trong quá trình cấy chip tại Neuralink. Ảnh: YouTube

Tại buổi thuyết trình, tỷ phú Elon Musk đã giới thiệu “bản demo ba chú lợn con được gắn chip”, trong đó con heo có tên Gertrude đã được Neuralink gắn vi mạch điện tử vào não trong hai tháng qua vẫn phát triển bình thường.

Một số chuyên gia tin rằng Neuralink có thể hữu ích trong việc giúp những người bị liệt vận động nhiều hơn. Chẳng hạn, người ta có thể gắn một chi nhân tạo được liên kết với não để giúp những người tàn tật đi lại như mọi người khác. Công nghệ này nếu hoàn thiện có thể mang lại lợi ích to lớn cho những ai bị mất hoàn toàn khả năng điều khiển tứ chi. Ngoài ra các hoạt động khác như thở, đi bộ, cầm nắm…cũng có thể được thực hiện dễ dàng thông qua Neuralink.

“Qua theo dõi chúng vẫn khỏe mạnh, hạnh phúc và không thể phân biệt được với một con heo bình thường”, ông Musk nói đồng thời cho hay, Neuralink đã tính toán được các chuyển động của các chi của con heo trên máy chạy bộ có “độ chính xác cao” dựa trên các cảm biến của con chip được cấy ghép có đường kính khoảng 23 mm.

Một nhận xét từ một người xem trực tiếp qua webcast đã mô tả các chú heo được gắn chip này là “Cypork”, tức lợn- máy.

Graeme Moffat, một nhà nghiên cứu khoa học thần kinh của Đại học Toronto cho biết, nghiên cứu của Neuralink là “bước tiến nhảy vọt” trong bối cảnh khoa học hiện tại nhờ vào kích thước, tính di động, nguồn năng lượng và năng lực không dây của con chip.

Trong khi đó, nhà khoa học thần kinh của Đại học Stanford- Sergey Stavisky thì cho biết, ông rất ấn tượng với thành tựu của Neuralink khi đã đạt được những tiến bộ đột phá kể từ cuộc thử nghiệm đầu tiên về một con chip hồi tháng 7 năm 2019.

Mặc dù đây là một nghiên cứu tiềm năng nhưng trước đó, ông Musk cũng từng cảnh báo về những rủi ro của trí tuệ nhân tạo khi ứng dụng vào lĩnh vực y tế sẽ chỉ là “một dạng cộng sinh AI nào đó, nơi bạn có một phần mở rộng AI của chính mình”.

Hiện các công ty khởi nghiệp như Kernel, Paradromics và NeuroPace cũng đang cố gắng khai thác những tiến bộ trong công nghệ vật liệu, không dây và tín hiệu để tạo ra các thiết bị tương tự như Neuralink.

Ông Elon Musk tin rằng Neuralink có thể được sử dụng để giải quyết các vấn đề nghiêm trọng đối với tủy sống hoặc não bao gồm liệt tứ chi. Ảnh: YouTube

Ông Elon Musk tin rằng Neuralink có thể được sử dụng để giải quyết các vấn đề nghiêm trọng đối với tủy sống hoặc não bao gồm liệt tứ chi. Ảnh: YouTube

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất