| Hotline: 0983.970.780

New York ngập lụt nghiêm trọng sau mưa lớn

Thứ Bảy 30/09/2023 , 09:47 (GMT+7)

Mưa lớn bất ngờ ở đông bắc Mỹ đã gây ra lũ lụt ở thành phố New York hôm 29/9, buộc giới chức phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Người dân đi bộ qua vùng nước ngập ở Mamaroneck, ngoại ô thành phố New York, hôm 29/9. Ảnh: Reuters.

Người dân đi bộ qua vùng nước ngập ở Mamaroneck, ngoại ô thành phố New York, hôm 29/9. Ảnh: Reuters.

Thông đốc bang New York Kathy Hochul và thị trưởng thành phố Eric Adams cùng cảnh báo người dân New York nên ở trong nhà do "thời tiết khắc nghiệt". Thống đốc Hochul cho biết chính quyền bang cảnh báo khả năng xảy ra lũ quét lên đến 70%, trong bối cảnh lượng mưa đang tăng theo giờ.

Bà cũng khuyến cáo các tài xế hạn chế di chuyển ở các tuyến đường có thể ngập lụt. "Nếu bạn đang lái xe trên đường và gặp khu vực trũng nước, bạn cần phải xuống xe ngay lập tức", bà Hochul nói trên kênh truyền hình 1010WINS.

"Nếu bạn đang ở nhà thì hãy ở yên đó. Nếu bạn đang ở nơi làm việc hoặc ở trường, hãy tìm nơi trú ẩn tại đó", Thị trưởng Adams đưa ra khuyến cáo sau khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ dự báo các khu vực trũng thấp gần bờ biển và những nơi chịu ảnh hưởng từ thủy triều có thể bị ngập tới 0,3m.

Khoảng 25 triệu người tại khu vực đông bắc nước Mỹ dự kiến chịu ảnh hưởng từ lũ lụt, trong đó ba bang New York, New Jersey và Connecticut đối mặt nguy cơ lũ quét.

Người đàn ông xách hành lý bỏ lại chiếc ô tô bị chết máy ở Mamaroneck, ngoại ô thành phố New York, hôm 29/9. Ảnh: Reuters.

Người đàn ông xách hành lý bỏ lại chiếc ô tô bị chết máy ở Mamaroneck, ngoại ô thành phố New York, hôm 29/9. Ảnh: Reuters.

Với lượng mưa ghi nhận được lên đến 127mm hồi đầu giờ sáng ở New York, nhiều tuyến đường của thành phố và hơn một nửa hệ thống tàu điện ngầm buộc phải dừng hoạt động.

Tuyến đường sắt MetroNorth tại Thung lũng Hudson đã phải dừng hoạt động một phần. Nước lũ dâng cao khiến nhiều tuyến cao tốc chính qua khu vực Long Island, Queens và Brooklyn không thể đi được.

Các video trên mạng xã hội cho thấy nước mưa đổ như thác vào các ga tàu điện ngầm, nhiều xe buýt di chuyển trên đường cũng bị nước tràn vào xe. Các khu phố dường như bị nhấn chìm trong biển nước, các công viên thì biến thành “hồ nước” với nhiều ô tô nổi ở trên.

Một ô tô đi vào khu vực ngập nước ở Brooklyn, thành phố New York hôm 29/9. Ảnh: Reuters.

Một ô tô đi vào khu vực ngập nước ở Brooklyn, thành phố New York hôm 29/9. Ảnh: Reuters.

"Nhìn chung, hình thái thời tiết này là kết quả của biến đổi khí hậu. Và thực tế đáng buồn là tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn khả năng cơ sở hạ tầng của chúng ta có thể đáp ứng", Rohit Aggarwala, lãnh đạo cơ quan thời tiết thành phố New York cho biết trong một cuộc họp báo hôm 29/9.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm