| Hotline: 0983.970.780

Ngăn chặn gia cầm nhập lậu từ Campuchia về Việt Nam

Thứ Tư 08/03/2023 , 17:34 (GMT+7)

UBND tỉnh An Giang chỉ đạo các địa phương, sở ngành liên quan kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn tình trạng gia cầm nhập lậu qua biên giới từ Campuchia về Việt Nam.

UBND tỉnh An Giang chỉ đạo các địa phương, sở ngành liên quan kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn tình trạng gia cầm nhập lậu qua biên giới từ Campuchia về Việt Nam. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

UBND tỉnh An Giang chỉ đạo các địa phương, sở ngành liên quan kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn tình trạng gia cầm nhập lậu qua biên giới từ Campuchia về Việt Nam. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngay sau khi có thông tin liên quan đến 2 ca nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 ở Campuchia, UBND tỉnh An Giang đã ban hành công văn khẩn số 179/UBND-KTN tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm.

Trong công văn, UBND tỉnh An Giang chỉ đạo các địa phương, sở ngành liên quan kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn tình trạng gia cầm nhập lậu qua biên giới từ Campuchia về Việt Nam, gây ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi, an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng, đồng thời ngăn chặn virus cúm A/H5N1 có thể xâm nhập vào địa phương.

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết: UBND tỉnh đã yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt tình hình vận chuyển, buôn bán gia cầm sống và các sản phẩm chế biến từ gia cầm. Ngoài ra, phải giám sát diễn biến dịch bệnh trên đàn gia cầm, kịp thời phát hiện và xử lý sớm các ổ dịch nếu có.

Vấn đề quan trọng là ở các trạm kiểm dịch tại những cửa khẩu cần tăng cường nhân sự để quản lý chặt người và gia cầm khi qua lại. Tuyên truyền cho bà con không mua gia cầm trôi nổi từ Campuchia đưa sang.

Đối với ngành nông nghiệp tỉnh, cần đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia cầm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch, xử lý triệt để ổ dịch. Đặc biệt, triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên gia cầm của tỉnh với khoảng 5 triệu con. Tăng cường tiêm vacxin cúm gia cầm, kiểm soát giết mổ theo đúng quy định. Siết chặt công tác kiểm dịch tại các cửa khẩu, đặc biệt không cho nhập gia cầm từ Campuchia vào địa bàn An Giang.

Thực hiện nghiêm công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn tỉnh. Thông tin truyền thông để cho người dân hiểu biết không tham gia vào hoạt động kinh doạnh, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm lậu qua lại biên giới.

Tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh kịp thời cảnh báo, xử lý, không để dịch bệnh lây lan. Tích cực và thường xuyên rà soát, tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm cho đàn gia cầm theo quy định.

Thực hiện nghiêm việc báo cáo dịch bệnh động vật thông qua hệ thống báo cáo trực tuyến (VAHIS). Thông báo kịp thời cho ngành y tế để phối hợp các biện pháp phòng, chống dịch bệnh lây từ động vật sang người, cảnh báo sớm nguy cơ phát sinh dịch bệnh.

Đối với ngành nông nghiệp, UBND tỉnh An Giang yêu cầu triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia cầm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch, xử lý triệt để ổ dịch. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đối với ngành nông nghiệp, UBND tỉnh An Giang yêu cầu triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia cầm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch, xử lý triệt để ổ dịch. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

UBND tỉnh An Giang cũng đề nghị Ban Chỉ đạo 389 tỉnh củng cố đoàn kiểm tra liên ngành, tổ chức kiểm tra phát hiện kịp thời, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia cầm, các sản phẩm gia cầm trái phép trên địa bàn, nhất là ở khu vực giáp biên giới với Campuchia.

Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam. Nghiêm cấm việc mua, bán gia cầm, các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc từ vùng đang có dịch cúm gia cầm vào địa bàn tỉnh.

Sở Y tế An Giang tập trung giám sát phát hiện các trường hợp viêm phổi do virus tại các nơi trên địa bàn, chú ý các trường hợp có tiền sử dịch tễ từ vùng dịch, kịp thời lấy mẫu bệnh phẩm xác định nguyên nhân gây bệnh. Giám sát chặt người đi, đến từ vùng có dịch cúm gia cầm H5N1, phát hiện sớm các ca bị bệnh cúm, viêm hô hấp chưa rõ nguyên nhân tại cộng đồng, phối hợp xử lý kịp thời không để lây lan.

Trong thời điểm hiện nay, ngành Y tế tỉnh An Giang cần đảm bảo nguồn lực, trang thiết bị, vật tư, thuốc để tiếp nhận, cách ly, điều trị kịp thời khi có các trường hợp nghi ngờ hoặc mắc cúm H5N1, từ đó hạn chế thấp nhất trường hợp trở nặng và tử vong.                                                                 

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.