| Hotline: 0983.970.780

Ngành gỗ vượt khó trước mục tiêu xuất khẩu 15,2 tỷ USD năm 2024

Thứ Bảy 10/08/2024 , 07:54 (GMT+7)

Bình Dương Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2023, ngành gỗ Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.

Hội nghị Giao ban ngành chế biến gỗ, xuất khẩu gỗ và lâm sản do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Bình Dương, ngày 9/8. Ảnh: CTV.

Hội nghị Giao ban ngành chế biến gỗ, xuất khẩu gỗ và lâm sản do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Bình Dương, ngày 9/8. Ảnh: CTV.

Tại Hội nghị giao ban ngành chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ và lâm sản quý III năm 2024 tổ chức ngày 9/8 tại Bình Dương, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong năm 2024, mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản dự kiến sẽ đạt 15,2 tỷ USD với gỗ và sản phẩm gỗ trên 14,2 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2023.

Theo đó, 7 tháng đầu năm, ngành xuất khẩu gỗ đón nhận tín hiệu phục hồi tích cực. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 9,361 tỷ USD; đạt 61,5% kế hoạch năm, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng thị trường Mỹ, xuất khẩu đạt 5,019 tỷ USD, tăng 24%. Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 1,504 tỷ USD, tăng 22,3% so với năm 2023. Giá trị xuất siêu ước đạt 7,857 tỷ USD.

Xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực trong những tháng cuối năm 2024.

Tuy nhiên, ông Trần Quang Bảo cho rằng, kinh tế thế giới năm 2024 vẫn chịu sức ép từ lãi suất cao, căng thẳng thương mại, xung đột quân sự, biến động chính trị. Điều này, có thể ảnh hưởng đến nhu cầu về gỗ và sản phẩm gỗ những tháng cuối năm. Các thị trường xuất khẩu chính đồ gỗ của Việt Nam như: EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đang đối diện với các khó khăn về kinh tế và bảo hộ hàng hóa.

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, phát biểu tại hội nghị. Ảnh: CTV.

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, phát biểu tại hội nghị. Ảnh: CTV.

"Tại thị trường Mỹ, nước này đã kết thúc vụ điều tra chống lẩn tránh thuế đối với tủ gỗ và bàn trang điểm của Việt Nam. Nhưng trong tương lai, Mỹ sẽ tăng cường kiểm soát, hậu kiểm đối với mặt hàng này. Đồng thời, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong nước bằng cách gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại thông qua các cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp", ông Trần Quang Bảo thông tin.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Viforest cho biết, Mỹ là thị trường quan trọng của ngành gỗ Việt Nam, chiếm trên 54% tổng giá trị xuất khẩu của ngành. Theo ông Lập, Bộ Thương mại Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ khiến các doanh nghiệp ngành gỗ phải đối diện với nhiều thách thức. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp.

Chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt tiếp tục không được công nhận mà phải sử dụng “giá trị thay thế” của một nước thứ ba để tính toán biên độ bán phá giá.

Chế biến gỗ xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở Bình Dương. Ảnh: Trần Phi.

Chế biến gỗ xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở Bình Dương. Ảnh: Trần Phi.

Trước những khó khăn này, ông Lập cho rằng, giải pháp của ngành gỗ Việt Nam hiện tại và trong thời gian tới cần tập trung vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên năm trụ cột chính kỹ thuật, công nghệ sản xuất, giảm phát thải, quản trị (chuyển đổi số), xúc tiến thương mại và xây dựng tiêu chuẩn giám sát nội bộ.

Mặt hàng gỗ nội thất xuất khẩu của một doanh nghiệp tại Bình Dương. Ảnh: Trần Phi.

Mặt hàng gỗ nội thất xuất khẩu của một doanh nghiệp tại Bình Dương. Ảnh: Trần Phi.

Ngành gỗ cũng kiến nghị và phối hợp với các bộ, ngành để hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ điều tra thương mại từ Hoa Kỳ; cập nhật thông tin chính sách từ các thị trường xuất khẩu trọng điểm; đề xuất tăng cường xúc tiến thương mại và hỗ trợ phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho các nhà máy chế biến gỗ; và quản lý hội chợ chuyên ngành, xây dựng các hội chợ tầm quốc tế.

Xem thêm
Năm tuyển sinh đặc biệt của Trường Đại học Lâm nghiệp

HÀ NỘI Trường Đại học Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức lễ nhập học cho tân sinh viên khóa K69 trong không khí rộn ràng của chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường.

Người dân có thể đến siêu thị Co.opmart tránh lũ tạm thời

Trong hoàn cảnh bão lũ, siêu thị Co.opmart tại Bắc Giang, Phú Thọ, Hải Phòng đã linh động dành sảnh siêu thị để người dân có thể đến sạc điện thoại, uống nước miễn phí.

Giới đầu tư săn tìm biệt thự ven biển Hạ Long khi nguồn cung nhỏ giọt

QUẢNG NINH Quỹ đất trực vịnh Hạ Long ngày càng khan hiếm khiến nguồn cung biệt thự ven biển ít ỏi, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội từ dòng sản phẩm này.