| Hotline: 0983.970.780

'Sinh lộ’ của ngành gỗ Việt: [Bài cuối] 'Vạn' cái lợi nhờ chuyển đổi số

Thứ Tư 08/05/2024 , 15:07 (GMT+7)

Chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu giảm 10% chi phí, tăng trưởng từ 10 - 20% doanh thu và tăng hơn 20% năng suất lao động…

4.0 quản lý ngành gỗ

Theo ông Lê Minh Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, việc chuyển đổi số trong quản lý nhà máy chế biến là điều Hiệp hội tâm huyết cả chục năm nay. Đã có rất nhiều nhà máy, nhiều vị giám đốc, nhiều chủ doanh nghiệp ngành gỗ ở Bình Định rất muốn đưa hệ thống quản lý số vào hoạt động của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã bỏ ra rất nhiều tiền, nhiều công sức để thực hiện 4.0 trong quản lý ngành gỗ và đã có được những thành công nhất định. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa cần phải có quá trình và rất cần chuyên gia tư vấn giải pháp thay đổi cách quản lý.

“Ở Bình Định đã có rất nhiều nhà máy quy mô lớn bỏ rất nhiều chi phí đeo đuổi việc chuyển đổi trong 10 năm qua nhưng đến nay vẫn còn chập chững. Với thâm niên mấy chục năm trong nghề chế biến gỗ, tôi nhận thấy việc ứng dụng 4.0 vào quản lý ngành gỗ là vô cùng khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, không có gì là không thể. Bởi, 1 nhà máy trước đây hoạt động với quy mô chỉ có 200 công nhân, giờ tăng công suất, tăng lao động lên 2.000 công nhân; trước đây kim ngạch xuất khẩu chỉ 5 triệu USD/năm, giờ tăng lên 50 triệu USD/năm, nếu không thay đổi cách quản lý, thay đổi hệ thống quản lý chắc chắn sẽ thua”, ông Lê Minh Thiện tâm tư.

Có rất nhiều nhà máy chế biến ở Bình Định rất muốn đưa hệ thống quản lý số vào hoạt động của doanh nghiệp. Ảnh: V.Đ.T.

Có rất nhiều nhà máy chế biến ở Bình Định rất muốn đưa hệ thống quản lý số vào hoạt động của doanh nghiệp. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Nguyễn Liêm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Giám đốc Công ty Cổ phần Lâm Việt (Bình Dương), chia sẻ: Chuyển đổi số bây giờ không còn là phong trào nữa, mà là thực tế mà các doanh nghiệp ngành gỗ phải đối mặt, bằng mọi giá phải thực hiện cho được. Mỗi công ty có hoàn cảnh khác nhau, thuận lợi khác nhau, khó khăn khác nhau, tuy nhiên nếu quyết tâm thì không có gì là không thể.

Ông Liêm khẳng định, để thực hiện được việc chuyển đổi số, điều tiên quyết là người đứng đầu doanh nghiệp phải quyết tâm đến cùng. Có nhiều doanh nghiệp đeo đuổi việc chuyển đổi số đã 1 - 2 năm rồi, cuối cùng do thiếu kiên nhẫn nên bỏ cuộc giữa chừng. Không chỉ cần sự quyết tâm của người đứng đầu, mà đội ngũ doanh quản lý doanh nghiệp cũng phải đồng thuận, quyết tâm thì công cuộc chuyển đổi số mới thành công.

Ông Lê Minh Thiện: Để hoàn thiện hơn nữa cần phải có quá trình và rất cần chuyên gia tư vấn giải pháp thay đổi cách quản lý. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Lê Minh Thiện: Để hoàn thiện hơn nữa cần phải có quá trình và rất cần chuyên gia tư vấn giải pháp thay đổi cách quản lý. Ảnh: V.Đ.T.

“Khi doanh của tôi thực hiện chuyển đổi số, nhân viên vừa phải vận hành hệ thống cũ để giải quyết công việc hàng ngày, sau giờ hành chính phải tiếp cận với hệ thống mới để tập làm quen với công nghệ mới đến nửa đêm, suốt mấy tháng trời như vậy. Nếu đội ngũ quản lý của doanh nghiệp không đồng thuận, không quyết tâm thì dù chủ doanh nghiệp có quyết tâm đến mấy cũng khó thành công”, ông Bguyễn Liêm nói.

Lợi ích hiện hữu

Là người đứng đầu Công ty Cổ phần Lâm Việt, 1 doanh nghiệp ngành gỗ lớn ở Bình Dương, ông Nguyễn Liêm chia sẻ thêm về lợi ích của việc chuyển đổi số. Lực lượng quản lý của Công ty Lâm Việt có lúc lên đến 90 nhân viên, vì doanh nghiệp này có nhiều khách hàng, nhiều đơn hàng. Sau khi doanh nghệp này có phần mềm quản lý thì hiện nay bộ phận quản lý của công ty chỉ còn 30 người, giảm được 60 người. Không chỉ được giảm chi phí về nhân sự, mà lợi ích lớn hơn là lãnh đạo doanh nghiệp có dữ liệu để hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch sản xuất, biết được đơn hàng này lỗ hay lời.

“Phần mềm quản trị toàn diện từ kho đến giá thành, dòng tiền, nhân sự... Thậm chí dây cu roa nằm trong dây chuyền được mua ngày nào, đã vận hành được bao nhiêu thời gian, hiện trạng như thế nào hoặc bạc đạn lắp ngày nào, đã chạy bao nhiêu giờ phần mềm quản trị cũng báo rành rọt. Nếu thiết bị của nhà máy sản xuất hư hỏng là phần mềm sẽ báo ngay là hư cái gì để mình sửa chữa”, ông Nguyễn Liêm cho hay.

Phần mềm quản trị toàn diện từ kho đến giá thành, dòng tiền, nhân sự... Ảnh: V.Đ.T.

Phần mềm quản trị toàn diện từ kho đến giá thành, dòng tiền, nhân sự... Ảnh: V.Đ.T.

Cũng theo ông Liêm, nhờ tính năng dự báo năng suất và tối ưu hóa của hệ thống đã giúp Công ty Lâm Việt chủ động phòng tránh giao hàng trễ hạn, tăng uy tín với khách hàng, đối tác, từ đó công ty có được nhiều đơn hàng lớn từ các tập đoàn như Kingfisher, Hartman, Silver Cross, JB Global…

Trước những lợi ích hiện hữu kể trên, Công ty TNHH Hoàng Hưng (Bình Định) đã quyết định tham gia chuyển đổi số. Theo ông Lê Minh Hưng, Phó Giám đốc Công ty Hoàng Hưng, công ty này đang sản xuất theo hệ thống dây chuyền. Trong sản xuất dây chuyền có rất nhiều vấn đề phát sinh, như lưu trữ dữ liệu, tốc độ cập nhật dữ liệu trên hệ thống để toàn bộ các bộ phận trong công ty đều nắm bắt được; hệ thống quản lý dữ liệu khách hàng, quản lý đơn hàng từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khâu xuất hàng… Do đó, công ty đang rất cần phần mềm để đồng bộ hóa các khâu nói trên.

“Nhận thấy nhiều công ty đã áp dụng chuyển đổi số và thấy rất hiệu quả, tuy chi phí có cao nhưng đây là khoản đầu tư xứng đáng, Công ty Hoàng Hưng đang có mức doanh thu hàng năm là 12 triệu USD, số lượng công nhân khoảng gần 500 người, ước tính chi phí thực hiện chuyển đổi số khoảng 4 - 5 tỷ”, ông Lê Minh Hưng cho hay.

Ông Lê Minh Hưng, Phó Giám đốc Công ty Hoàng Hưng, nhận thấy nhiều công ty đã áp dụng chuyển đổi số và thấy rất hiệu quả nên sẽ thực hiện cho công ty mình. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Lê Minh Hưng, Phó Giám đốc Công ty Hoàng Hưng, nhận thấy nhiều công ty đã áp dụng chuyển đổi số và thấy rất hiệu quả nên sẽ thực hiện cho công ty mình. Ảnh: V.Đ.T.

Theo ông Hưng, hiện cách quản lý của Công ty Hoàng Hưng là bộ phận thống kê đếm năng suất từng công nhân, từng bộ phận hàng ngày, kiểu làm này ắt có sai số. Chuyển đổi số sẽ giúp cho công ty quản lý được chất lượng và năng suất làm việc từng công nhân, từng đầu máy tốt hơn cách quản lý thủ công như hiện nay.

“Phần mềm còn quản lý cả kho, tất cả các dữ liệu đều cập nhật lên hệ thống, thể hiện thời gian thực trong kho mình đang nhập và xuất bao nhiêu hàng. Khi cần dữ liệu thì lãnh đạo lên hệ thống lấy, chứ không phải liên hệ với bộ phận hoặc cá nhân nào, giảm thiểu thời gian phải đi lại”, ông Lê Minh Hưng cho hay.

Xem thêm
Những thực phẩm hàng đầu Hà Nội tham gia hội chợ Foodservice Australia 2024

Sở NN-PTNT Hà Nội phối hợp với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tham gia hội chợ Foodservice Australia 2024 tại Sydney.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hỗ trợ sinh kế và 12.000 vịt giống giúp nông dân thoát nghèo

THANH HÓA Ngày 16/5, tại Thường Xuân, Tập đoàn Mavin phối hợp với tổ chức World Vision trao tặng 12.000 vịt giống trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ sinh kế giai đoạn 2022 - 2024.

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ khởi sắc

KHÁNH HÒA Tháo gỡ khó khăn về mặt thể chế sẽ là điều kiện thuận lợi để triển khai phát triển bất động sản, trong đó có bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.