| Hotline: 0983.970.780

Ngành rau quả nỗ lực 'lội ngược dòng'

Thứ Bảy 14/01/2023 , 07:35 (GMT+7)

Gặp bất lợi lớn ngay từ những tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả đã nỗ lực 'nước rút' trong nửa cuối năm 2022 để kịp vượt mốc 3 tỷ USD.

Nỗ lực “lội ngược dòng”

Là mặt hàng phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc nên gần như suốt cả năm 2022, rau quả Việt Nam đã bị ảnh hưởng lớn bởi chính sách “Zero Covid” của nước này.

Ngay trong tháng đầu tiên của năm 2022, xuất khẩu rau quả đã tăng trưởng âm khi chỉ đạt 291 triệu USD, giảm 5,9% so với tháng 1/2021. Những tháng tiếp sau đó, sự suy giảm về xuất khẩu rau quả không những không được cải thiện mà càng ngày càng khó khăn. Đến hết quý 1, xuất khẩu rau quả chỉ đạt 845 triệu, giảm 12,4% so với cùng kỳ 2021 và tính chung trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này giảm tới 17,3% với kim ngạch 1,7 tỷ USD.

3

Xuất khẩu sầu riêng tăng trưởng rất mạnh trong năm 2022 nhờ được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Ảnh: Minh Sáng.

Phải tới tháng 7/2022, xuất khẩu rau quả mới bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Tuy vẫn tăng trưởng âm, nhưng đã được cải thiện khá nhiều so với tháng trước đó. Cụ thể, nếu như trong tháng 6/2022, xuất khẩu rau quả giảm 18,9% so với tháng 6/2021 thì trong tháng 7/2022 chỉ còn giảm 5,7% so với tháng 7/2021.

Từ đó cho tới hết năm 2022, xuất khẩu rau quả đã phục hồi một cách tích cực. Tháng 8/2022, xuất khẩu mặt hàng này lần đầu có sự tăng trưởng dương tính từ đầu năm khi tăng tới 19,7% so với cùng kỳ 2021. Những tháng tiếp theo đó, xuất khẩu mặt hàng này liên tục tăng trưởng dương. Nhờ vậy, đến hết năm 2023, xuất khẩu rau quả vẫn kịp vượt mốc 3 tỷ USD khi đạt 3,365 tỷ USD, chỉ giảm 5,1% so với năm 2021.  

Tuy không thể “lội ngược dòng” thành công để chuyển từ tăng trưởng âm sang tăng trưởng dương, nhưng việc giảm từ mức tăng trưởng âm tới 17,3% trong nửa đầu năm xuống còn âm 5,1% khi kết thúc năm cũng là một nỗ lực lớn của cả ngành hàng rau quả trong năm qua, nhất là trong bối cảnh chính sách "Zero Covid" ở Trung Quốc kéo dài đến hết năm khiến cho lần đầu tiên trong lịch sử xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chỉ chiếm còn chưa tới 50% tổng giá trị xuất khẩu.

Tuy giảm rất mạnh ở thị trường Trung Quốc, trong năm qua, đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của rau quả Việt Nam ở nhiều thị trường khác như Mỹ (tăng 14,4% trong 11 tháng năm 2022), Hàn Quốc (tăng 14,1%), Thái Lan (tăng 19,7%), Nhật Bản (tăng 7,3%), Đài Loan (tăng 12,9%), Hà Lan (tăng 47,2%), Úc (tăng 5,5%)…

Empty

Xuất khẩu trái cây của Việt Nam trong năm 2022 đã gặp nhiều khó khăn ở thị trường Trung Quốc vì lí do bất khả kháng bởi Covid-19.

Điều đáng chú ý, trong 10 thị trường lớn nhất của rau quả Việt Nam trong năm 2022, chỉ có 2 thị trường tăng trưởng âm là Trung Quốc và Hồng Kông, mà cả 2 thị trường này đều bị ảnh hưởng bởi chính sách kiểm soát nghiêm ngặt nhằm phòng chống dịch Covid-19. Như vậy, có thể thấy, nhu cầu rau quả trên thế giới vẫn đang tăng lên và nếu không bị ảnh hưởng bởi chính sách "Zero Covid" của Trung Quốc (xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong 11 tháng năm 2022 giảm tới 21,7%) thì chắc chắn trong năm 2022, ngành rau quả đã có một năm xuất khẩu thành công và hoàn toàn có thể đạt kế hoạch 3,8 tỷ USD.

Tín hiệu vui từ mở cửa thị trường

Tuy tăng trưởng âm về xuất khẩu, nhưng trong năm 2022, ngành rau quả vẫn đón nhận nhiều tin vui từ việc mở cửa thị trường cho thêm nhiều chủng loại trái cây chủ lực.

Trong đó, thông tin quan trọng nhất là Trung Quốc mở cửa chính ngạch cho sầu riêng Việt Nam. Bởi ngay sau khi được đi chính ngạch sang Trung Quốc, xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sang nước này đã tăng chóng mặt và đưa sầu riêng vươn lên vị trí thứ 2 về giá trị xuất khẩu trong nhóm các loại trái cây xuất khẩu của Việt Nam với 294 triệu USD trong 10 tháng năm 2022, tăng tới 91,5% so với cùng kỳ 2021.

Cũng trong năm qua, Trung Quốc đã mở cửa chính ngạch cho khoai lang Việt Nam, trái bưởi Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản mở cửa cho quả nhãn Việt Nam, trái chanh xanh được xuất khẩu sang New Zealand… Đây là những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam trong những năm tới. Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam dự báo, xuất khẩu rau quả sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2023, nhất là ở thị trường Trung Quốc.

Xem thêm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.