| Hotline: 0983.970.780

Ngành tôm dự kiến thu về hơn 4 tỷ USD

Thứ Sáu 22/03/2024 , 10:18 (GMT+7)

Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) kết hợp với Hội Thủy sản Việt Nam tổ chức diễn đàn giải pháp phát triển ngành tôm Việt Nam theo hướng bền vững.

Năm 2024, tình hình xuất khẩu tôm được nhận định sẽ khởi sắc và tăng nhẹ từ 10-15% so với năm 2023, dự kiến thu về hơn 4 tỷ USD. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Năm 2024, tình hình xuất khẩu tôm được nhận định sẽ khởi sắc và tăng nhẹ từ 10-15% so với năm 2023, dự kiến thu về hơn 4 tỷ USD. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhiều năm nay, con tôm vẫn luôn là chủ lực của ngành thủy sản, hằng năm mang về cho đất nước gần 4 tỷ USD và đóng góp khoảng 45-50% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Việt Nam là một trong những nước sản xuất tôm nhiều và nằm trong top 4 thế giới, cùng với các nước Ecuador, Ấn Độ và Indonesia.

Năm 2023, diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước đạt 737 nghìn ha, sản lượng khoảng 1,12 triệu tấn. Đáng chú ý là tuy diện tích nuôi cơ bản không tăng nhưng tổng sản lượng tôm lại tăng tới 5,5% so với năm 2022. Dù vậy, khó khăn từ nhiều phía khiến kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2023 bị sụt giảm, chỉ đạt 3,45 tỷ USD, giảm 19,8% so với năm 2022. 

Năm 2024, những khó khăn, thách thức của ngành tôm vẫn chưa hết. Tuy nhiên, điều này có lẽ sẽ chỉ xảy ra trong ngắn hạn, bởi dự báo phát triển của ngành tôm vẫn rất khả quan, đặc biệt là từ nửa cuối năm nay. Tình hình xuất khẩu tôm cũng được nhận định sẽ khởi sắc và tăng nhẹ từ 10-15% so với năm 2023, dự kiến thu về hơn 4 tỷ USD. 

Ngành tôm phải đồng hành cùng nhau, đi cùng nhau giữa các thành phần tham gia, chia sẻ tạo sức mạnh trong ngành nuôi tôm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngành tôm phải đồng hành cùng nhau, đi cùng nhau giữa các thành phần tham gia, chia sẻ tạo sức mạnh trong ngành nuôi tôm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay, giá tôm thương phẩm trong nước đã có khởi sắc, tuy nhiên, ngành tôm vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn do tình hình thời tiết diễn biến bất thường, giá vật tư đầu vào vẫn neo ở mức cao, nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn rất lớn. Cùng đó, lạm phát tại nhiều quốc gia có giảm nhưng chưa đáng kể, chi phí logistics vẫn lớn, nhất là tình hình căng thẳng tại khu vực Biển Đỏ trong khi tín hiệu thị trường dù đã sáng nhưng chưa chắc chắn, người nuôi còn dè dặt trong tái sản xuất.

Để vượt qua những thách thức trước mắt và phát triển bền vững ngành hàng quan trọng này, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, các địa phương tìm giải pháp tháo gỡ để có thể nhanh chóng vực dậy, tận dụng tối đa mọi cơ hội. Quyết tâm đồng hành cùng người nuôi tôm nhằm vượt qua những trở ngại hiện tại, ổn định sản xuất.

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), cho biết: Đối với lĩnh vực thủy sản, ngành xuất khẩu chủ lực của cả nước càng phải khởi động sớm ngay từ đầu với những giải pháp, sáng kiến giúp nâng cao chất lượng, uy tín thương hiệu của thủy sản Việt Nam là thủy sản xanh.

Cục trưởng Cục Thủy sản mong muốn ngành tôm phải đồng hành cùng nhau, đi cùng nhau giữa các thành phần tham gia, đồng hành chia sẻ tạo sức mạnh trong ngành nuôi tôm. 

Hiện vấn đề tiềm năng kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực thủy sản rất lớn, trong đó có phụ phẩm từ con tôm. Làm thế nào để xử lý vấn đề cho tốt, góp phần giảm phát thải, tăng giá trị cho người nuôi tôm rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay cách tổ chức thu gom phụ phẩm từ tôm với số lượng lớn vẫn còn khó, các hộ nông dân chưa làm được. Do vậy, thay đổi nhận thức của người nuôi tôm để tổ chức thu gom vỏ tôm lột trong quá trình nuôi, cung cấp cho các nhà máy chế biến là rất cần thiết.

Hiện vấn đề tiềm năng kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực thủy sản rất lớn, trong đó có phụ phẩm từ con tôm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện vấn đề tiềm năng kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực thủy sản rất lớn, trong đó có phụ phẩm từ con tôm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chia sẻ: Tiềm năng kinh tế tuần hoàn trong thủy sản rất lớn.

Theo thống kê, tổng khối lượng phụ phẩm năm 2020 của cả nước khoảng 156,8 triệu tấn, trong đó khoảng gần 1 triệu tấn từ ngành thủy sản. Riêng vùng ĐBSCL chiếm 39,4 triệu tấn. Vùng Đông Nam bộ chiếm 13,9 triệu tấn. Kiên Giang (lớn nhất ĐBSCL) với 5,7 triệu tấn/năm, An Giang chiếm 5,2 triệu tấn/năm. Tỷ lệ thu gom phụ phẩm thủy sản là 90%. Chế biến phụ phẩm thủy sản xấp xỉ 275 triệu USD vào năm 2020. Trong khi đó, nếu khai thác hết bằng công nghệ cao có thể thu về 4-5 tỷ USD dùng để làm nguyên liệu cho ngành mỹ phẩm, dược phẩm, y tế, nông nghiệp, nhất là sản xuất nguyên liệu thức ăn cho chăn nuôi.

Nói về lợi ích nuôi tôm sinh thái thuận thiên sẽ mang lại hiệu quả bền vững ở ĐBSCL, ông Lê Quang Huy, Phó Tổng giám đốc Bộ phận tôm giống, nuôi tôm, công nghệ sinh học Tập đoàn Minh Phú chia sẻ, hiện nay Tập đoàn có đưa ra giải pháp sử dụng BIO cho việc nuôi tôm sinh thái dựa vào các lợi khuẩn giúp phân giải chất hữu cơ và chất xơ thành thức ăn sinh học cho tôm giúp tăng sản lượng trong vụ nuôi.

Vi sinh quang hợp sẽ giúp tôm hấp thụ và chuyển hóa khí độc không gây ra hiệu ứng nhà kính. Kết quả thực tế đạt được đã góp phần hạn chế sử dụng hóa chất xử lý nước. Tận dụng được chất thải từ nuôi tôm đã phục vụ lại các lĩnh vực trong nuôi trồng, từ đó giúp giảm giá thành nuôi tôm.

Xem thêm
Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm