| Hotline: 0983.970.780

Ngày 23/6 sẽ là 'bữa tiệc tinh hoa của nền dân chủ Anh'!

Thứ Tư 22/06/2016 , 08:01 (GMT+7)

Thứ năm tuần này, người dân Vương quốc Anh sẽ đi bỏ phiếu để quyết định liệu tương lai của đảo quốc sương mù có nằm trong Liên minh châu Âu (EU) hay không. Ở kì đầu tiên này, Báo NNVN sẽ "khoan" qua bề nổi của tảng băng để qua đó, độc giả sẽ thấy...

Ở kì đầu tiên này, Báo NNVN sẽ "khoan" qua bề nổi của tảng băng để qua đó, độc giả sẽ thấy được ngoài cuộc tranh đấu về vấn đề EU, một cuộc nội chiến của đảng Bảo thủ cũng đang diễn ra rất quyết liệt và sẽ chỉ được phân định bởi kết quả của cuộc bỏ phiếu ngày 23/6.

Kẻ thua cuộc rất có thể sẽ nhìn sự nghiệp chính trị của mình tan trong mây khói như cố Thủ tướng Margaret Thatcher. Hơn 20 năm sau khi "Người đàn bà thép" từ chức, rất có thể câu hỏi EU sẽ lại chôn vùi sự nghiệp chính trị của một thành viên cấp cao của đảng Bảo thủ nữa. Nhưng người đó sẽ là ai?

Đầu tiên, những gương mặt nổi trội của phe ủng hộ rời khỏi EU, gọi tắt là "phe đi", sẽ được đề cập. Bên cạnh Nigel Farage, lãnh đạo đảng cánh hữu UKIP bài EU, người từ lâu đã bày tỏ mong muốn được nhìn thấy một Vương quốc Anh ngoài EU, phe đi còn nhận được sự ủng hộ bất ngờ từ hai cái tên trong nội các chính phủ hiện tại. Đó là Michael Gove - Bộ trưởng Bộ Tư pháp - và Boris Johnson - cựu Thị trưởng London và là người được dự báo sẽ tranh cử chức vị lãnh đạo đảng Bảo thủ khi Thủ tướng Cameron từ nhiệm vào giữa nhiệm kì.

Việc hai thành viên trong nội các thân cận của Thủ tướng Cameron tuyên bố ủng hộ "phe đi" đã tạo nên một nguồn động viên cả về tinh thần lẫn sức lực rất lớn cho phe này. Nên biết là sau thất bại tại cuộc tổng tuyển cử năm ngoái thì danh tiếng của Nigel Farage đã đi xuống rất nhiều. Vì vậy nếu chiến dịch vận động rời khỏi EU lấy Farage làm gương mặt đại diện thì sẽ không thể tạo được hiệu ứng ủng hộ tốt như Gove hay Johnson.

Nghiên cứu của Guardian, Independent… chỉ ra rằng "phe đi" nhắm đến nhóm cử tri khác hẳn phe ở lại. Yougov, công ty thăm dò ý kiến dư luận trước mỗi cuộc bầu cử nhận định rằng "những nhận định chủ quan của mọi người khá đúng với thực tiễn thăm dò. Có những khác biệt rất lớn với nhóm người muốn đi và muốn ở, chia rẽ bởi trình độ học vấn, độ tuổi, vị trí địa lý và tư tưởng chính trị".

Cụ thể, Bắc Ailen, Scotland, khu vực London và xứ Wales là những khu vực ủng hộ việc ở lại trong EU mạnh mẽ nhất. Điều này là dễ hiểu khi đây là những khu vực có nền kinh tế có tính hội nhập cao và thị trường dựa nhiều vào một thị trường EU không rào cản thuế quan và kĩ thuật.

Ở đầu bên kia, miền Đông, miền Tây trung du nước Anh (Midlands) và hạt Yorkshire là những nơi dẫn đầu về tỉ lệ phản đối. Đây cũng là những khu vực có thu nhập thuộc vào hàng thấp nhất ở Vương quốc Anh với nền kinh tế kém phát triển do không thể hồi phục được sau khi chính phủ của Margaret Thatcher tư nhân hóa nền công nghiệp nặng và khai khoáng những năm 80 để chuyển sang nền công nghiệp dịch vụ và tài chính.

Độ tuổi cũng là một rào cản ngăn cách giữa hai nhóm cử tri. 73% những người được thăm dò trong độ tuổi 18-29 cho biết họ ủng hộ việc ở lại trong khi có tới 63% người trên 60 tuổi cho biết họ muốn bỏ phiếu cho nhóm đi.

Thăm dò này phù hợp với nhận định rằng nhóm người trẻ là nhóm người được lợi nhiều hơn vì qui định tự do đi lại trong khối EU. Họ cũng là nhóm người nhìn nhận việc tự do đi lại giữa những thành viên trong khối như là một lợi ích để giao lưu văn hóa.

Nhóm người trên 60 tuổi lại nhìn việc tự do đi lại trong khối là một mối nguy hại đến Vương quốc Anh, đặc biệt là trên phương diện văn hóa và việc làm. Điều này cũng được Viện Brookings đồng tình và điều ngạc nhiên là nghiên cứu của họ chỉ ra nghịch lí người cao tuổi thường thể hiện thái độ không đồng tình với nhập cư dù họ là người được hưởng lợi lớn nhất vì việc già hóa dân số dẫn đến thiếu hụt lao động.

Số liệu về nhóm tuổi lại liên kết chặt chẽ với tư tưởng chính trị của từng nhóm, thể hiện qua đầu báo nhóm người này chọn. Ở Vương quốc Anh, mỗi báo sẽ xác định tư tưởng chính trị của mình và từ đó nhắm đến lượng độc giả riêng biệt, vì vậy những người nghiên cứu có thể biết rất nhiều về quan điểm chính trị của người đó qua đầu báo hàng ngày họ hay đọc.

Nhóm người trên 60 tuổi thường xuyên đọc 3 đầu báo Daily Mail, Sun và Daily Express - những đầu báo bài cánh hữu phản đối EU và luôn dùng ngôn ngữ gây sốc để thu hút sự chú ý cuộc tranh luận. Nhóm người trẻ lại đọc đầu báo Guardian, báo cánh tả ở Anh với quan điểm ủng hộ EU và đảng cánh tả Công Đảng.

13-29-35_000c58fe-642
Borish Johnson sẽ được lợi rất nhiều nếu cử tri Vương quốc Anh bỏ phiếu nói không với EU

 

Cuối cùng, phe ở được dẫn đầu bởi Thủ tướng David Cameron, Bộ trưởng Tài chính George Osborne và hầu hết tất cả những đảng phái lớn khác ở Anh như Nicola Sturgeon - SNP, Jeremy Corbyn - Công Đảng hay Tim Farron - Dân chủ tự do.

Mặc dù lập luận của họ có đôi chỗ khác nhau nhưng họ chung nhận định là rời khỏi EU sẽ là thảm họa với nền kinh tế đang hồi phục chậm ở Anh, công đoàn của Anh, quyền của người lao động và các lĩnh vực có hợp tác chung với EU như giáo dục, khoa học hay môi trường.

Với những chính trị gia khác, cái giá phải trả cho cuộc trưng cầu lần này có lẽ "chỉ là" một tương lai mà Vương quốc Anh và EU không cùng chung lối. Nhưng với bộ đôi David Cameron và George Osborne thì đây là một canh bạc tất tay khi họ đối đầu với nhóm bài EU trong chính đảng của mình được dẫn đầu bởi Boris Johnson.

Nói vậy là vì có một khả năng rất lớn là Thủ tướng đương nhiệm Cameron sẽ phải từ chức như Thatcher hơn 20 năm trước, qua đó khởi động một cuộc tranh đấu nội bộ trong đảng Bảo thủ cho chức vị Thủ tướng. Đây là điều có lẽ Cameron đã không lường tới khi tự tin tuyên bố là ngày 23/6 sẽ là "bữa tiệc tinh hoa của nền dân chủ Anh".

Hiện tại, George Osborne được cho là người mà Cameron ủng hộ kế nhiệm nhưng nếu kết quả ngày 23/6 không đi như mong muốn thì Osborne cũng có thể chính thức nói lời tạm biệt với ghế chủ đảng Bảo thủ và qua đó là giấc mơ làm thủ tướng.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.