| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Chủ động ứng phó dịch, tập trung nâng cấp hệ thống giết mổ bảo đảm ATTP

Thứ Ba 18/12/2018 , 08:55 (GMT+7)

Nghệ An là địa phương có tổng đàn lợn quy mô lớn nhưng hình thức chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ lại chiếm tỷ lệ cao. Bởi vậy, khi dịch bệnh xâm nhiễm thì nguy cơ bùng phát là điều khó tránh khỏi.

Đề phòng dịch tả lợn Châu Phi

Dựa trên tình hình thực tế, tỉnh Nghệ An đã xây dựng kế hoạch, vạch sẵn 2 phương án có thể xảy đến nhằm chủ động ngăn chặn, sẵn sàng ứng phó với bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

07-42-46_1
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các mặt hàng về chăn nuôi

Xác định phòng bệnh hơn chữa bệnh. Trường hợp dịch chưa xâm nhiễm, UBND các huyện, thành phố, thị xã phải tiến hành chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức giám sát chặt chẽ tại những “điểm nóng” như cửa khẩu, đường mòn, lối mở biên giới, hay vị trí giáp ranh với những địa phương có người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước đang có dịch.

Cùng với đó, công tác giám sát dịch bệnh phải tăng cường sâu sát đến tận thôn, bản để bao vây, dập tắt dịch khi còn ở diện hẹp, tránh tình trạng lây lan sang diện rộng. Khi phát hiện lợn có biểu hiện của bệnh thì phải báo cáo kịp thời và thực hiện các biện pháp phòng, chống theo quy định…

Ngược lại, trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi chính thức xuất hiện trên địa bàn thì các đơn vị cần tập trung đến các nội dung trọng tâm sau: tiêu hủy toàn bộ đàn lợn bị bệnh trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm; khoanh vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm, thiết lập các trạm, chốt kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn; tổ chức kiểm soát không để vận chuyển sản phẩm nhiễm bệnh ra ngoài tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong 1 tuần đầu tiên, 3 lần/tuần trong 2 tuần tiếp theo trong vùng bị dịch uy hiếp; tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/tuần trong vòng 1 tháng tại vùng đệm…

07-42-46_3
Chủ động xây dựng phương án ứng phó dịch tả lợn Châu Phi là việc làm cần thiết

Trao đổi với PV NNVN, ông Đặng Văn Minh Minh, Chi cục Phó Chi cục chăn nuôi và Thú y khẳng định: “Tác động của dịch tả lợn Châu Phi rất đáng ngại, dưới góc độ nào cũng không thể xem nhẹ. Bởi thế việc chủ động xây dựng phương án, sẵn sàng ứng phó khi cần là điều hết sức cần thiết, nhất là với địa bàn có tổng đàn gia súc lớn như Nghệ An”.
 

Nâng cấp cơ sở giết mổ

Quy hoạch hệ thống giết mổ tập trung là một trong những nội dung trọng tâm của đề án “tái cơ cấu ngành nông nghiệp Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2020”.

Phải thừa nhận, trước đây công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung không được triển khai một cách đồng bộ. Cùng với đó là nhận thức hạn chế của đối tượng tham gia giết mổ, kinh doanh, người tiêu dùng. Chưa kể chính sách hỗ trợ thu hút DN đầu tư theo Nghị định 210/NĐ-CP của Chính phủ yêu cầu quá lớn về quy mô, điều này không phù hợp với điều kiện thực tế…

Trên đây là hàng loạt vấn đề nổi cộm mà ngành chăn nuôi Nghệ An phải đối mặt suốt một thời gian dài. Thế nhưng sau khi Quyết định 5008/2012/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 được ban hành, nhiều nút thắt đã được tháo gỡ, tình hình nhìn chung có những bước chuyển nhất định.

Hết năm 2017 toàn tỉnh đã xây dựng, cải tạo, nâng cấp được 56 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung (đạt 46,3 % so với mục tiêu quy hoạch), kiểm soát được 64 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Đi đầu là Yên Thành (17 cơ sở), Diễn Châu (7 cơ sở), TP Vinh, Nam Đàn và Đô Lương. Đặc biệt, một số huyện trung du, miền núi như Quỳ Châu hay Tân Kỳ cũng huy động nguồn lực hiệu quả, xây dựng thành công các cơ sở giết mổ đáp ứng quy chuẩn.

07-42-46_6
07-42-46_4
Nâng cấp hệ thống giết mổ tập trung là nội dung mà Nghệ An hướng đến

Trên cơ sở kết quả đạt được, năm 2018 một số huyện, thành, thị đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, qua đó kêu gọi được nhiều đối tác tiềm năng tham gia xây dựng hệ thống giết mổ hiện đại, ứng dụng quy trình công nghệ tiên tiến, điển hình là cơ sở tại xã Hưng Hòa, TP Vinh với diện tích 3 ha, quy mô 500 con lợn, 250 trâu bò; 2 cơ sở tại phường Long Sơn và xã Nghĩa Thuận, Thị xã Thái Hòa với mức kinh phí dự kiến khoảng 1 tỷ đồng/cơ sở…

Hiện bình quân mỗi ngày có trên 1.200 con lợn, 150 - 200 con trâu bò cùng 1.000 - 2.000 gia cầm được kiểm soát đầy đủ quy trình. Điều này cho thấy, công tác giết mổ tại Nghệ An đã dần đi vào quy củ.

BOX: Trên tinh thần Công điện khẩn số 18/CĐ-UBND ngày 06/9/2018 và số 19/CĐ-UBND ngày 19/9/2018, Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 09/11/2018 của UBND tỉnh, Sở NN-PTNT với tư cách đơn vị chủ trì sẽ phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan sẽ vào cuộc dựa theo chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ được phân công.

Theo đó, Ban Chỉ đạo 389 có nhiệm vụ tập trung ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn tỉnh. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở VH-TT-DL, Công an tỉnh, Bộ đội biên phòng, Sở Tài chính và UBND các huyện, thành, thị khẩn trương tổ chức kiểm soát các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không và khách du lịch từ các nước đã và đang có dịch bệnh vận chuyển thịt lợn, kể cả các sản phẩm đã qua chế biến vào địa bàn tỉnh. Sở Tài chính cân đối, bố trí kinh phí chi thường xuyên phục vụ hoạt động phòng, chống dịch theo quy định…

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.