| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An đảm bảo an ninh lương thực, dư nguồn xuất khẩu

Thứ Tư 18/03/2020 , 10:20 (GMT+7)

Giai đoạn 2008 – 2018 bình quân hàng năm Nghệ An đạt trên 1,1 triệu tấn lương thực, đảm bảo phục vụ đời sống dân sinh, đủ nguồn dự trữ và xuất khẩu.

Vấn đề an ninh lương thực được tỉnh Nghệ An quan tâm. Ảnh: Việt Khánh.

Vấn đề an ninh lương thực được tỉnh Nghệ An quan tâm. Ảnh: Việt Khánh.

Trên cơ sở Kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ về  Đề án "Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia", Tỉnh ủy Nghệ An đã rốt ráo chỉ đạo các đơn vị thực hiện quy hoạch, ban hành chương trình, chính sách và dự án để thực hiện.

Giai đoạn 2008 – 2018 bình quân hàng năm Nghệ An sản xuất trên 1,1 triệu tấn lương thực, trong đó 600.000 tấn phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân địa bàn, gần 300.000 ngàn tấn chế biến thức ăn chăn nuôi, gia cầm. Số còn lại đảm bảo dự trữ, xuất khẩu.

Về phát triển vùng sản xuất, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3396/QĐ-UBND ngày 6/8/2015 phê duyệt quy hoạch đến 2020, tầm nhìn đến 2030. Nhiệm vụ trọng tâm là khai thác hiệu quả đất đai, tăng giá trị sản xuất trên cùng đơn vị diện tích canh tác.

Đến nay Nghệ An đã xây dựng thành công 2 vùng trọng điểm trồng lúa 55.000 ha, chiếm gần 50% diện tích đất lúa toàn tỉnh. Bên cạnh đó đã chủ động quy hoạch vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 với quy mô lên đến hàng chục ngàn ha tại các huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp như Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Đô Lương…

Nhìn chung phát triển sản xuất đang chuyển dịch theo hướng thâm canh, toàn tỉnh chủ động chuyển đổi thành công nhiều diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác cho giá trị cao hơn, đặc biệt là cây ngô. Quá trình chuyển đổi vẫn dựa trên cơ sở đảm bảo nhu cầu an ninh lương thực.

Ghi nhận đến cuối 2018 toàn tỉnh có 435 xã, phường, thị trấn với trên 11.500 cơ sở chế biến nông sản. Điểm sáng phải kể đến Tổng Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An và Công ty TNHH KHCN Vĩnh Hòa, 2 doanh nghiệp này đã đầu tư nhà máy chế biến lương thực công suất lớn, áp dụng dây chuyền chế biến hiện đại và xây dựng kho bảo quản quy mô hơn 2.000 m2.

Hòa nhịp xu thế, Nghệ An đã triển khai hiệu quả nhiều dự án nông nghiệp công nghệ cao, đến cuối 2018 tổng diện tích canh tác đạt 9.502 ha, giá trị sản xuất bình quân dao động từ 200 – 250 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2 – 3 lần so với phương thức truyền thống…

Tổng quan, sau 10 năm thực hiện đề án đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn Nghệ An không ngừng được cải thiện. Sản lượng lương thực có hạt bình quân trên đầu người tăng mạnh, từ 397 kg lên trên 417 kg, thu nhập tăng gấp 3,7 lần so với cùng kỳ, tỷ lệ nghèo và cận nghèo giảm nhanh, từ 28,89% xuống mức 5,54%.

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất