| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Không chủ quan, lơ là trong phòng chống thiên tai

Thứ Năm 16/12/2021 , 12:32 (GMT+7)

Nhiều núi lắm sông, hệ thống công trình thủy lợi dày đặc nhưng mức độ an toàn thấp, vì thế Nghệ An càng phải chủ động trong công tác phòng chống thiên tai.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan kiểm tra công tác ứng phó cơn bão số 8 tại khu vực hồ Vực Mấu. Ảnh: Việt Khánh.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan kiểm tra công tác ứng phó cơn bão số 8 tại khu vực hồ Vực Mấu. Ảnh: Việt Khánh.

Nghệ An có hệ thống công trình thuỷ lợi phân bổ dày đặc trên khắp 21 huyện, thành, thị, đáng quan ngại khi phần lớn các công trình đã xuống cấp thấy rõ do quá trình bào mòn của thời gian, kéo theo hiệu quả khai thác không cao, mức độ an toàn trong phòng chống bão lụt thấp. Xuất phát từ thực trạng trên, các cấp, ngành địa phương xác định phải ứng phó thiên tai theo hình thức “phòng hơn chống”.

Đầu năm nay Nghệ An đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) năm 2020, qua đó đánh giá chính xác tình hình, thực trạng để chủ động xây dựng kế hoạch, sẵn sàng ứng phó có hiệu quả năm 2021. 

Trước tác động ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu toàn cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Hoàng Nghĩa Hiếu yêu cầu các ngành, địa phương và đơn vị liên quan phải chủ động, sẵn sàng trong mọi tình huống.

Nghệ An thường xuyên phải gánh chịu tác động nặng nề từ thiên tai, do đó cần duy trì chủ động trong mọi tình huống có thể xảy đến. Ảnh: Võ Dũng.

Nghệ An thường xuyên phải gánh chịu tác động nặng nề từ thiên tai, do đó cần duy trì chủ động trong mọi tình huống có thể xảy đến. Ảnh: Võ Dũng.

Từng ngành, từng cấp, từng đơn vị phải xây dựng kịch bản ứng phó cho các cấp độ rủi ro cũng như sẵn sàng phương án gia cố, bảo vệ công trình, trong đó đặc biệt chú ý đến các hệ thống thủy lợi trọng điểm. Về cơ sở, cần chú trọng đến khu vực vùng miền núi, nơi thường xuyên đối diện với nguy cơ xuất hiện lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu khẳng định phòng chống thiên tai là nhiệm vụ hàng đầu của Nghệ An. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu khẳng định phòng chống thiên tai là nhiệm vụ hàng đầu của Nghệ An. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu cũng lưu ý đến tính cấp thiết trong việc giám sát chặt quy trình vận hành hồ chứa, đảm bảo thông tin cho người dân vùng hạ du mỗi khi các nhà máy thủy điện tiến hành xả lũ. Kiểm tra mức độ an toàn hệ thống lưới điện, duy trì cung ứng khi có mưa, lũ, đặc biệt đảm bảo điện phục vụ cho các công trình tiêu úng, thoát lũ. Ngoài ra phải dự trữ, cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm, phải tăng cường công tác diễn tập, thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, chuẩn bị theo đúng phương châm “4 tại chỗ”.

Cẩn trọng không thừa, nhất là với Nghệ An, một địa phương thường xuyên bị mưa bão “ghé thăm” như cơm bữa. Chẳng nói đâu xa, riêng trong năm 2020 thiên tai đã tàn phá nghiêm trọng trên diện rộng, vừa mất mát về người lại hao tổn về của. Qua rà soát, toàn tỉnh có hàng chục người chết, bị thương; hàng ngàn ngôi nhà bị sập, hư hỏng, tốc mái; trên 8.326 hộ dân phải di dời do ngập lụt và ảnh hưởng của sạt lở đất. Tổng thiệt hại ước hơn 1.327 tỷ đồng.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, vài trò của ngành NN-PTNT bật lên rõ nét. Trong đó, Chi cục Thủy lợi Nghệ An là tổ chức hành chính trực thuộc Sở NN-PTNT, vừa trực tiếp quản lý, bảo vệ tuyến đê cấp III (đê Tả Lam) dưới cấp III cùng hàng loạt công trình thủy lợi quan trọng (Vực Mấu, Sông Sào, Khe Đá, Diễn Thành, Bến Thuỷ, Nghi Quang), lại trách nhiệm tham mưu quản lý chuyên ngành về thủy lợi, đê điều, PCTK - TKCN, nhìn chung khối lượng công việc phải đảm đương không hề nhỏ.

Dẫu khó nhưng với quyết tâm cao, năm 2021 chi cục Thủy lợi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Văn phòng thường trực của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh thông qua công tác theo dõi, cập nhật thường xuyên thiên tai, đồng thời phối hợp hiệu quả với các ngành, tổ chức, địa phương để kịp thời đề xuất với Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh phương án xử lý sự cố, đảm bảo hài hòa cả 3 khâu: chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả.

Quản lý hiệu quả hệ thống thủy lợi, đặc biệt là những công trình hồ đập lớn là nhiệm vụ cấp bách. Ảnh: Việt Khánh.

Quản lý hiệu quả hệ thống thủy lợi, đặc biệt là những công trình hồ đập lớn là nhiệm vụ cấp bách. Ảnh: Việt Khánh.

Áp lực giảm tại, khó khăn chỉ được đẩy lùi khi lời nói và việc làm hòa vào một nhịp, trên thực tế công tác PCTK-TKCN đã được cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân cùng thực hiện. Ví như cơn bão số 8 vừa qua, theo dự báo từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Trung Bộ, trọng điểm là Nghệ An và Hà Tĩnh. Bán kính gió mạnh cấp 6 rất rộng (350 - 500 km), tốc độ di chuyển nhanh (20 - 25km/h), vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 11…

Nhận định đường đi của bão sẽ rất khó lường, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị và toàn dân thực hiện nghiêm túc nội dung các Công điện số 1323/CĐ-TTg; số 1137/CĐ-TTg; số 1107/CĐ-TTg; Công văn số 1100/TTg-NN ngày 23/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ, kết quả tình hình đã được kiểm soát tối đa.

Xem thêm
Chính phủ sẽ nghiên cứu làm đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ, Cà Mau

Tuyến đường sắt tốc độ cao không chỉ dừng lại ở TP Hồ Chí Minh, Chính phủ và các cơ quan đang nghiên cứu kéo dài về Cần Thơ và đến tận Cà Mau.

Thủy lợi nội đồng cho vùng ngọt - nhiệm vụ cấp thiết

Cà Mau Giữ vùng ngọt, điều tiết nước hợp lý, đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi để đáp ứng sản xuất là nhiệm vụ quan trọng với tỉnh Cà Mau.

68 ngày đêm thần tốc thi công khu tái định cư Làng Nủ

Lào Cai tổ chức lễ bàn giao 40 căn nhà mới ở Làng Nủ; 15 căn nhà mới ở Nậm Tông cho 48 hộ dân bị mất nhà do lũ quét, thiên tai.