| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An tăng cường kiểm tra, giám sát chi trả dịch vụ môi trường rừng

Thứ Tư 23/12/2020 , 08:32 (GMT+7)

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An luôn chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát, cập nhật thường xuyên tình hình thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.

Cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An đang triển khai công tác chuyên môn. Ảnh: VK.

Cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An đang triển khai công tác chuyên môn. Ảnh: VK.

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BVPTR) tỉnh Nghệ An được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 2/2012, trực thuộc Sở NN-PTNT và chịu sự kiểm tra, giám sát về tài chính của Sở Tài chính.

Đến nay đơn vị đã cơ bản hoàn thiện về tổ chức và cơ chế hoạt động của Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và Bộ máy điều hành; Quy định chức năng, nhiệm vụ từng phòng chuyên môn.

Trước đây chức năng, nhiệm vụ của Quỹ được quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP, triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Đến nay, thực hiện theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp.

Nhiệm vụ trọng tâm của Quỹ là thực hiện Chính sách chi trả DVMTR và công tác trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Trên cơ sở sự chỉ đạo và ủng hộ của các cấp, các ngành, Quỹ BVPTR đã chủ trì triển khai thực hiện nhiệm vụ một cách đồng bộ, đạt được kết quả tốt về nhiều mặt, huy động được nguồn tài chính xã hội hoá phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Nghệ An.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Quỹ BVPTR luôn chú trọng công tác kiểm tra, giám sát. Chủ động thực hiện công tác chuyên môn (theo dõi, giám sát, nắm bắt), cập nhật thường xuyên tình hình thực hiện chi trả tiền DVMTR, bảo vệ rừng của các chủ rừng; nắm bắt chi tiết công tác trồng, chăm sóc rừng trồng thay thế của các dự án thông qua chế độ báo cáo hàng tháng, kết hợp với kiểm tra thực tế tại hiện trường.

Quá trình kiểm tra thực địa được triển khai sâu sát. Ảnh: VK.

Quá trình kiểm tra thực địa được triển khai sâu sát. Ảnh: VK.

Đơn vị cũng thường xuyên đôn đốc các chủ rừng là tổ chức, Tổ chức chi trả cấp huyện thực hiện tốt các nội dung liên quan đến chính sách chi trả DVMTR (đẩy mạnh tuyên truyền, chi trả tiền DVMTR đúng, đủ, kịp thời đến các đối tượng được thụ hưởng; tăng cường công tác tuần tra BVR, PCCCR; hướng dẫn chủ rừng sử dụng tiền DVMTR đúng mục đích, có hiệu quả). Công tác xác định số lượng, chất lượng rừng cung ứng DVMTR được thực hiện nghiêm túc.

Riêng năm 2020 Quỹ đã tổ chức 16 đợt kiểm tra, giám sát, công tác bảo vệ rừng, chi trả tiền DVMTR tại một số chủ rừng là tổ chức, Tổ chức chi trả cấp huyện trên địa bàn các huyện. Cùng với đó đã kiểm tra, đánh giá kết quả trồng, chăm sóc rừng trồng thay thế của các dự án được hỗ trợ, đầu tư từ nguồn kinh phí chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn trọng tâm, Quỹ BVPTR Nghệ An còn phát huy hiệu quả công tác giám sát qua ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám. Từ đó góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Nghệ An.

Trên thực tế, đơn vị đã phát hiện tình trạng khai thác trái phép rừng tại xã Mai Sơn, huyện Tương Dương; cập nhật trạng thái rừng tại các huyện, điều chỉnh bản đồ chi trả do điều chỉnh địa giới hành chính tại các xã Thạch Giám, huyện Tương Dương; xã Quế Sơn, Mường Nọc, huyện Quế Phong.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Những công nghệ 'chia lửa' cho lực lượng giữ rừng

Rừng đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai. Việc ứng dụng công nghệ trong bảo vệ rừng đầu nguồn giúp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.