| Hotline: 0983.970.780

Nghề nuôi lươn không bùn vượt qua cú sốc cung vượt cầu

Thứ Ba 26/11/2024 , 10:40 (GMT+7)

Kiên Giang Hiện giá lươn thương phẩm đã tăng trở lại, với mức giá đảm bảo người nuôi có lãi. Tuy nhiên, người nuôi lươn vẫn cân nhắc thả giống nhằm tránh tình trạng cung vượt cầu.

Nghề nuôi lươn không bùn tăng mạnh

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nghề nuôi lươn không bùn tại Kiên Giang phát triển khá nhanh.

Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, toàn tỉnh hiện có khoảng 360 hộ nuôi lươn không bùn, với trên 1.600 bể nuôi. Một số huyện có nhiều nông dân áp dụng mô hình này gồm: Gò Quao, U Minh Thượng, Tân Hiệp,  An Minh, Giồng Riềng, Châu Thành…

Nghề nuôi lươn không bùn thời gian qua phát triển mạnh khiến cung vượt cầu, giá giảm mạnh làm người nuôi thu lỗ. Ảnh: Trung Chánh.

Nghề nuôi lươn không bùn thời gian qua phát triển mạnh khiến cung vượt cầu, giá giảm mạnh làm người nuôi thu lỗ. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Nguyễn Văn Hiển, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết: Mô hình nuôi lươn không bùn được nông dân áp dụng từ năm 2015-2016 và phát triển mạnh cho đến nay.

Mô hình nuôi lươn không bùn dễ áp dụng, chi phí đầu tư tương đối thấp và ít xảy ra dịch bệnh nên được nhiều nông dân tận dụng không gian xung quanh nhà hoặc chuồng trại chăn nuôi bỏ không, cải tạo lại thành bể nuôi lươn. Không ít hộ trước đây đã chọn nghề nuôi lươn không bùn để phát triển kinh tế gia đình, với quy mô đầu tư thả nuôi từ 20.000 - 30.000 con giống/đợt.

Phòng NN-PTNT các huyện thường xuyên thống kê số lượng hộ nuôi và bể nuôi lươn không bùn để đánh giá tình hình phát triển đối tượng nuôi này. Đồng thời, tăng cường tìm kiếm doanh nghiệp chuyên thu mua chế biến và xuất khẩu lươn thương phẩm để giới thiệu, kết nối thu mua, bao tiêu đầu ra với mức giá ổn định với các tổ hợp tác nuôi lươn của tỉnh.

Giá lươn thương phẩm phục hồi

Sau thời gian dài giảm giá, có thời điểm chỉ còn 85.000 - 90.000 đồng/kg lươn thương phẩm, khiến người nuôi thua lỗ. Từ giữa năm 2024 trở lại đây, giá lươn nuôi tại ĐBSCL bắt đầu phục hồii, tăng trở lại. Hiện tại, giá lươn nuôi loại 1 được thương lái thu mua từ 110.000-115.000 đồng/kg.

Theo các hộ nuôi lươn tại Kiên Giang, với mức giá như hiện tại, người nuôi đã có lãi nhưng chưa hấp dẫn. Vì vậy, nhiều nông dân vẫn cân nhắc trong việc đầu tư thả nuôi lươn nhằm tránh tình trạng cung vượt cầu.

Giá lươn trên thị trường dần phục hồi, các hộ dân đầu tư nuôi trở lại nhưng không thả giống nhiều, tránh tình trạng nguồn cung tăng mạnh dẫn đến giá giảm. Ảnh: Trung Chánh. 

Giá lươn trên thị trường dần phục hồi, các hộ dân đầu tư nuôi trở lại nhưng không thả giống nhiều, tránh tình trạng nguồn cung tăng mạnh dẫn đến giá giảm. Ảnh: Trung Chánh. 

Bà Huỳnh Thị Diệu, một hộ nuôi lươn lâu năm ở xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang cho biết, thời gian qua do giá lươn thịt giảm nên gia đình chỉ nuôi cầm chừng, mỗi đợt thả giống từ 3.000 - 5.000 con. Do nuôi thành nhiều đợt nên có thể bán lẻ cho các tiểu thương và các quán ăn ở địa phương với mức giá cao hơn thương lái mua tập trung từ 10.000-15.000 đồng/kg, tránh bị thua lỗ. Gần đây, giá lươn thịt dần phục hồi nên gia đình sẽ tăng số lượng thả nuôi. Hy vọng là nghề nuôi luôn đã vượt qua được cú sốc cung vượt cầu.

Giá lươn thịt phục hồi, nhiều hộ nông dân dầu tư thả nuôi trở lại đã kéo theo tình hình mua bán lươn giống cũng sôi động hơn.

Theo ông Đặng Chí Tâm, người chuyên cung cấp lươn giống ở huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, thì từ năm 2022 đến giữa năm 2024, do giá lươn thịt giảm thấp nên giá lươn giống cũng giảm mạnh. Có thời điểm chỉ còn từ 3.000 - 3.500 đồng/con nhưng cũng ít người mua.

Thời gian gần đây, nghề nuôi lươn bắt đầu phục hồi trở lại, số lượng lươn giống được khách hàng đặt mua cũng tăng lên. Trung bình mỗi tháng tôi cung cấp ra thị trường khoảng 30.000 con lươn giống, tăng gần gấp đôi so với trước đó.

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang tăng cường công tác khuyến ngư, thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nuôi lươn. Vận động thành lập tổ hợp tác nuôi lươn đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với xây dựng mô hình mẫu để nông dân tham quan học hỏi và áp dụng. Hỗ trợ các hộ nuôi lươn nâng cao chất lượng, không dùng kháng sinh trong quá trình nuôi nhằm đảm bảo đầu ra ổn định.  

Xem thêm
Tín hiệu khả quan kết thúc năm khó khăn của ngành tôm ĐBSCL

ĐBSCL Tại ĐBSCL, thời điểm này đang cao điểm thu hoạch tôm, giá tôm nguyên liệu có tín hiệu tăng từ nửa đầu tháng 9, dự kiến còn giữ đà tăng đến đầu năm sau.

Tình trạng khai thác tận diệt thủy sản trên hồ Dầu Tiếng được kiểm soát

TÂY NINH Sau chỉ đạo của UBND tỉnh Tây Ninh, tình trạng khai thác tận diệt thủy sản trên hồ Dầu Tiếng cơ bản được kiểm soát.

Phụ phẩm ngành tôm có thể mang về cả tỷ USD

CẦN THƠ Tận dụng phụ phẩm trong ngành tôm mở ra cơ hội giúp doanh nghiệp thu về hàng tỷ USD.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.