| Hotline: 0983.970.780

Nghệ sĩ buồn vì bị coi là 'gánh nặng' của doanh nghiệp sau cổ phần

Thứ Sáu 15/09/2017 , 08:16 (GMT+7)

Trước khi tiến hành cổ phần hóa, chúng tôi đã phải tự cơ cấu lại giảm từ 135 người xuống còn 80 người (chỉ chọn những người làm được việc ở lại), để giúp cho công cuộc cổ phần hóa. Nhưng điều đó không hề được ghi nhận.

17-16-56_img_0528
Hãng phim Truyện Việt Nam - một thời là anh cả đỏ của nền điện ảnh nước nhà

Năm 2016, câu chuyện Tổng Công ty Vận tải đường thủy mua 65% cổ phiếu của Hãng phim Truyện Việt Nam (VFS) đã làm “nóng” dư luận bởi lo ngại về vấn đề làm phim, về việc giữ “thương hiệu” anh cả đỏ của ngành điện ảnh. Sau một năm, những lo ngại này vẫn đang canh cánh trong lòng các nghệ sĩ.
 

Kêu gọi nghệ sĩ chia sẻ khó khăn

Câu chuyện lùm xùm bắt đầu từ việc Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam tiến hành thu dọn các vật dụng, dụng cụ biểu diễn, kịch bản để thu sắp xếp phòng ban, cải tạo kho bãi, tạm ứng lương cho nhân viên. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu triển khai đã có thông tin rằng công ty không trả lương do không có việc làm, những đạo cụ, kịch bản… bị vứt đi.

Ông Nguyễn Danh Thắng, Chủ tịch HĐQT, đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam khẳng định, đó là những thông tin sai lệch và cho biết: “Ngày 6/9, tôi có mời Ban Tổng giám đốc và khối nghệ thuật lên họp, trong cuộc họp có ý kiến đề xuất đã đầu tháng 9 nhưng chưa có lương tháng 8. Tôi đã trao đổi và chia sẻ hiện nay công ty đang gặp nhiều khó khăn về tài chính, công ty phải trả nợ thuế 21 tỉ trước đây và kêu gọi toàn thể nghệ sĩ và CBCNV cùng chia sẻ khó khăn trước mắt với công ty và Ban lãnh đạo. 

Tạm thời, tôi đã chỉ đao Ban Tổng giám đốc và phòng Tài vụ lập danh sách tạm ứng lương tháng 8 cho CBCNV hiện đang làm việc tại hãng, hoàn toàn không có lời nói hay chỉ đạo là không trả lương tháng 8 cho CBCNV do không có việc làm. Tuy nhiên, ngay sau cuộc họp, đã có nhân viên đưa thông tin là tôi chỉ đạo không trả lương tháng 8 cho CBCNV do không có việc làm. Thông tin đã tạo nên dư luận xấu, gây tâm lý hoang mang và mất đoàn kết trong nội bộ CBCNV trong công ty”.

Ông Vũ Đức Tùng, Bí thư Đảng ủy, Phó tổng Giám đốc Công ty cho biết: “Tại cuộc họp ngày 6/9, anh Thắng - Chủ tịch HĐQT chỉ đạo Ban Tổng giám đốc và phòng Tài vụ lập danh sách tạm ứng lương tháng 8 cho mọi người hiện đang đi làm tại Công ty, không có chỉ đạo nào là không thanh toán lương tháng 8 do không có công việc”.

Việc chuyển kho kịch bản, đạo cụ… cũng được ông Thắng cho rằng, để sửa chữa, cải tạo các kho cũ. Các vật dụng được chuyển đều có biên bản thống kê, các kịch bản được Viện phim Việt Nam tiếp nhận cũng có thống kê cụ thể.
 

"Thực sự thất vọng"

Tuy những thông tin về lương, về những hành động “xóa sổ” Hãng phim Truyện Việt Nam được giải thích là chưa đúng nhưng việc đối thoại với các nghệ sĩ - linh hồn của hãng phim truyện - để tìm ra tiếng nói chung nhằm khôi phục lại vị thế, thương hiệu “anh cả đỏ” của nền điện ảnh Việt Nam là không có.

17-16-56_img_0475
Các nghệ sĩ nói về những bức xúc của mình

Biên kịch Nguyễn Xuân Thành, Phòng Biên kịch - Biên tập cho biết: “Hãng phim truyện Việt Nam trì trệ quá lâu rồi nên khi biết hãng phim cổ phần hóa chúng tôi đã rất kỳ vọng. Sau 2 tháng cổ phần, tôi thực sự thất vọng. Tháng đầu tiên công ty cổ phần trả lương như cách ngày xưa hãng trả, chúng tôi tạm chấp nhận. Tới tháng thứ 2 thì chỉ tạm ứng lương vì vin vào cớ chúng tôi không làm việc.

Theo các anh lãnh đạo mới của công ty cổ phần thế nào là làm việc? Người làm phim như biên kịch, đạo diễn, quay phim không phải lúc nào cũng ngồi cơ quan 8 tiếng. Mà họ đi làm ở hiện trường có ngày làm hơn 20 tiếng, đêm về vẫn tiếp tục phải trăn trở kịch bản. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với công ty cổ phần để vực lại hãng. Nhưng những gì chúng tôi nhận được chỉ là câu: các anh hãy tự đi kiếm việc về nuôi nhau. Xin thưa, từ lâu chúng tôi đã tự kiếm việc nuôi thân rồi. Vì sao chúng tôi vẫn ở lại hãng phim này, vì chúng tôi vẫn còn tình yêu với hãng. Chúng tôi hi vọng cổ phần hóa sẽ tiếp tục được làm việc, được cống hiến”.

Nhà quay phim Vũ Quốc Tuấn chia sẻ: “10 năm nay chúng tôi đã tự đi ra ngoài kiếm sống. Anh em cũng rất tự trọng, đã làm ngoài sẽ tự nguyện không ăn lương của hãng. Bây giờ cổ phần hóa, lương trả chúng tôi vẫn như xưa, chả khác gì. Chúng tôi đâu sống bằng đồng lương của công ty cổ phần. Chúng tôi đấu tranh cho tiền lương vì muốn nhà đầu tư đảm bảo làm đúng cam kết như ban đầu.

Trước khi tiến hành cổ phần hóa, chúng tôi đã phải tự cơ cấu lại giảm từ 135 người xuống còn 80 người (chỉ chọn những người làm được việc ở lại), để giúp cho công cuộc cổ phần hóa. Nhưng điều đó không hề được ghi nhận. Các anh ấy nói 80 con người ở đây, chỉ có 20 người làm việc. Xin thưa 20 người đó là bảo vệ, người làm công việc hành chính, họ bắt buộc phải có mặt tại cơ quan. Vấn đề ở đây là khối nghệ thuật gồm các anh em nghệ sĩ, tất cả đều muốn làm việc. Nhưng hiện tại công ty chẳng có việc gì cho người lao động làm. Thật đáng buồn khi công ty cổ phần coi anh em nghệ sĩ là gánh nặng của hãng phim”.

Muốn được tôn trọng

Diễn viên, đạo diễn Quốc Tuấn: “Chúng tôi muốn làm việc và không chống lại chủ trương cổ phần hóa. Chúng tôi muốn Ban lãnh đạo Công ty phải làm đúng cam kết hợp đồng mua bán cổ phần, thứ hai là tôn trọng nghệ sĩ. Các anh cũng phải mang phim về và bỏ vốn làm phim như cam kết chứ không phải là nghệ sĩ đi lấy phim về”. Cũng theo diễn viên, đạo diễn Quốc Tuấn, dài hơi hơn, cần xem lại cổ đông chiến lược này khi cam kết vào Hãng phim Truyện Việt Nam làm gì, có sự chứng kiến của Bộ VH-TT&DL, Bộ Tài chính, thậm chí là cấp cao hơn để giám sát việc họ thực hiện đối với Hãng phim Truyện Việt Nam.

 

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm