| Hotline: 0983.970.780

Nghị quyết 120 thúc đẩy sản xuất

Thứ Ba 17/11/2020 , 06:15 (GMT+7)

Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ như làn gió mới truyền cảm hứng để thúc đẩy sản xuất của vùng ĐBSCL. Nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL đang phát huy vai trò “nông dân chủ chốt”.

Tỉnh Đồng Tháp là hình mẫu chuyển đổi với sự hỗ trợ của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn. Đây là một trong 3 tỉnh có diện tích SX lúa lớn nhất vùng ĐBSCL, hằng năm sản lượng duy trì ở mức trên 3 triệu tấn, đứng thứ 3 cả nước.

Từ năm 2015, tỉnh thực hiện cánh đồng liên kết với tổng trên 68.100 ha lúa, có 35 doanh nghiệp tham gia chương trình liên kết SX - tiêu thụ qua hợp đồng trên 156.600 tấn, giúp nông dân tăng thêm lợi nhuận bình quân từ 3 - 4 triệu đồng/ha/vụ so với SX truyền thống.

Cơ giới hoá sản lúa trên cánh đồng lớn, giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo. Ảnh: Hữu Đức.

Cơ giới hoá sản lúa trên cánh đồng lớn, giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo. Ảnh: Hữu Đức.

Canh tác lúa ứng dụng quy trình, công nghệ mới, trang bằng đồng ruộng bằng tia laser, SX theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP. Bên cạnh ngành hàng lúa gạo, các ngành hàng xoài, hoa kiểng, cá tra và chăn nuôi vịt cũng được tổ chức liên kết với doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thay đổi suy nghĩ, cách làm tồn tại của nông hộ quy mô SX nhỏ để có những mô hình chuyển đổi thích ứng là việc không đơn giản.

Ông Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho rằng: Nông dân muốn giàu có phải chuyển tư duy SX sang tư duy kinh tế. Trong thời gian qua tỉnh Đồng Tháp đã thông qua các mô hình SX để truyền tải những kiến thức kinh tế thành những ngôn ngữ đời thường cho bà con dễ làm. Các Hội quán nông dân ở Đồng Tháp lần lượt ra đời cũng là để hướng đến điều đó. Và địa phương rất cần nhà khoa học, chuyên gia cùng tham gia vận hành các Hội quán, để cùng "về làng", kích hoạt sự thay đổi tư duy của nông dân.

PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu – Trường Đại học Cần Thơ, nhận xét: Trong thời gian qua nhiều giải pháp thích ứng với BĐKH đã được nông dân các nơi triển khai, đánh giá bước đầu hoàn toàn phù hợp với những thay đổi tự nhiên và các biến động thời tiết, giúp cải thiện sinh kế, tăng thu nhập và giảm thiểu rủi ro. Một số mô hình canh tác chuyển đổi từ độc canh cây lúa sang các hình thức canh tác bền vững hơn như mô hình lúa - cá, lúa - tôm, lúa - sen, lúa - màu, lúa - cây ăn trái. Đồng thời, kết hợp với chế biến nông sản, làm du lịch.

Theo TS Đặng Kiều Nhân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL – Trường Đại học Cần Thơ phân tích: Mỗi nông dân sẽ là người quản lý kinh doanh nông nghiệp. Nghị quyết 120 xác định tầm nhìn của ĐBSCL đến 2050 và định hướng đến 2100 là vùng an toàn, thịnh vượng và phát triển kinh tế dựa trên công nghiệp và kinh doanh nông nghiệp có giá trị cao.

Phát huy vai trò nông dân chủ chốt trong chuyển đổi SX, tái cơ cấu nông nghiệp. Ảnh: Hữu Đức.

Phát huy vai trò nông dân chủ chốt trong chuyển đổi SX, tái cơ cấu nông nghiệp. Ảnh: Hữu Đức.

Để đạt được tầm nhìn đó, có ba vấn đề cốt lõi cần giải quyết: Dựa trên tài nguyên nước để quy hoạch phát triển vùng (cả ba trụ cột – kinh tế, xã hội và môi trường), xem nước nổi (mùa lũ) và nước mặn là tài nguyên để phát triển. Phát triển dựa trên quy luật tự nhiên và hệ sinh thái bản địa (của từng tiểu vùng) để thích ứng với thay đổi môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội. Kết hợp điều phối không gian giữa địa phương, cấp quản lý (hàng dọc, từ trung ương đến địa phương) và ngành chuyên môn (hàng ngang).

Theo đó, mỗi tiểu vùng sinh thái nông nghiệp của vùng sẽ có những ngành công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp đặc trưng có lợi thế so sánh và cạnh tranh cao trong và ngoài nước, đóng góp chung vào nền kinh tế của cả đồng bằng và cả nước.

Mỗi nông dân sẽ là những người quản lý kinh doanh nông nghiệp, lao động nông thôn sẽ có việc làm trong các khu công nghiệp chế biến thực phẩm hoặc dịch vụ trong chuỗi SX nông sản ở địa phương. Cùng với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Trung ương và địa phương, diện mạo kinh tế và cuộc sống của người dân ở nông thôn sẽ tốt hơn. Ông Nhân khẳng định, giải quyết được các vấn đề trên cũng là mục tiêu của Nghị quyết 120 hướng đến. 

    Tags:
Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm