| Hotline: 0983.970.780

Nghịch lý trái cây xuất sang Trung Quốc

Thứ Bảy 30/11/2019 , 10:48 (GMT+7)

Việt Nam đứng đầu về sản lượng trong số các nước xuất khẩu hoa quả vào thị trường Trung Quốc, nhưng giá trị kim ngạch chỉ chưa bằng 1/2 Thái Lan ở thị trường này.

Theo Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi (Bộ Công thương), năm 2018, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 4,85 triệu tấn hoa quả, với kim ngạch nhập khẩu hơn 6,94 tỉ USD, tăng gần 26% về lượng và trên 36,48% về kim ngạch.

Chuối là trái cây có lượng nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc với khoảng 1,54 triệu tấn (chiếm gần 38%), tiếp theo là sầu riêng (chiếm gần 9%), cam (chiếm 8%), nho (chiếm gần 4,8%), dưa hấu (chiếm hơn 4,5%)... 

Xuất nhiều, nhưng giá trị thấp

Trong số các quốc gia xuất khẩu hoa quả vào Trung Quốc, Việt Nam là nước đứng đầu về lượng, với trên 1,22 triệu tấn, chiếm 25,32%, tăng 9,72%.

Hai quốc gia ở khu vực Đông Nam Á là Phillipines và Thái Lan lần lượt xếp sau Việt Nam về lượng trái cây xuất khẩu vào Trung Quốc, với lần lượt 1,16 triệu tấn (chiếm 23,92%) và 0,76 triệu tấn (chiếm 15,81%).

Trong số 5 quốc gia xuất khẩu trái cây hàng đầu về lượng vào Trung Quốc, Chi-lê là quốc gia đứng thứ 4 về lượng với khoảng 0,38 triệu tấn (chiếm gần 8%) và thứ 5 thuộc về Ecuador với 0,24 triệu tấn, chiếm 4,95%.

Việt Nam đứng đầu về lượng trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc (Đồ họa: Kiên Cường)

Mặc dù đứng đầu về lượng xuất khẩu, tuy nhiên về kim ngạch Việt Nam lại chỉ đứng thứ 4 trong số 5 quốc gia đứng đầu kim ngạch xuất khẩu trái cây vào thị trường Trung Quốc, với tổng kim ngạch khoảng 0,72 tỉ USD, chiếm 10,36%.

Trong khi đó, mặc dù tổng sản lượng trái cây của Chi-lê xuất khẩu vào Trung Quốc chỉ bằng 1/3 so với Việt Nam, tuy nhiên nước này lại đứng đầu về kim ngạch, với 1,68 tỉ USD (gấp 2,3 lần so với Việt Nam).

Tương tự, mặc dù Việt Nam có sản lượng trái cây xuất khẩu vào Trung Quốc gấp 1,6 lần so với Thái Lan, nhưng kim ngạch xuất khẩu Thái Lan lại đạt tới 1,62 tỉ USD, cao gấp 2,25 lần so với Việt Nam... Ngay cả so với Phillipines, Việt Nam vẫn xếp sau về kim ngạch XK, mặc dù sản lượng xuất khẩu cao hơn.

Những con số nêu trên cho thấy, giá trị xuất khẩu của các mặt hàng trái cây của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc hiện nay đang vô cùng thấp. Không những thế, theo ông Vũ Văn Cường, chuyên gia Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi (Bộ Công thương), xuất khẩu trái cây nói riêng cũng như nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam nói chung mặc dù có nhiều cơ hội tại thị trường Trung Quốc, song cũng đã và đang gặp không ít khó khăn, với sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều nước khác.

Chi - lê chỉ chiếm gần 8% về lượng trái cây xuất khẩu vào Trung Quốc, nhưng lại đứng đầu về giá trị xuất khẩu với 24,23%, gấp 2,3 lần Việt Nam.

Cụ thể năm 2018, Việt Nam có mức tăng trưởng khá, với 12,32% về kim ngạch XK trái cây sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc đã khai thác tốt hơn và có mức tăng trưởng cao vượt trội so với Việt Nam.

Cụ thể năm 2018, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Chi-lê vào Trung Quốc tăng tới 68,4%; Thái Lan tăng tới gần 67%, tiếp theo là Phillipines tăng tới 42%, Newzeland tăng trên 25%...

Tương tự, trong số 5 đối tác có lượng xuất khẩu trái cây lớn nhất vào Trung Quốc năm 2018, đều có mức tăng rất cao, như Chi-lê tăng tới trên 52%, Ecuador tăng hơn 44%, Thái Lan tăng trên 43%, Philipines tăng trên 37%..., trong khi Việt Nam chỉ tăng trên 9,7%.

Bên cạnh đó trong cơ cấu chủng loại trái cây xuất khẩu của Việt Nam cũng đang mất cân đối khá mạnh khi quả thanh long đang chiếm tới gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây vào thị trường Trung Quốc. 

Không phải “một mình một chợ”!

Lâu nay, thanh long Việt Nam chiếm tới 90% lượng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc thì hiện nay, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh sản xuất và một số nước cũng đang phát triển mạnh thanh long để xuất khẩu vào Trung Quốc. Điều này khiến trong tương lai gần, thanh long Việt Nam sẽ không còn “một mình một chợ” tại thị trường tỉ dân.

Sầu riêng đứng thứ 2 về lượng trái cây nhập khẩu của Trung Quốc, tuy nhiên Việt Nam hiện chưa được phép xuất khẩu. 

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Anh Dương, chuyên gia Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương: Một số nước Đông Nam Á khác cũng đang đẩy mạnh sản xuất một số loại trái cây mà Việt Nam có thế mạnh. Ví dụ có thông tin Indonesia đang đẩy mạnh sản xuất dứa, hay Malaisia cũng đang phát triển nhanh đối với cây sầu riêng – loại trái cây mà Việt Nam đang đàm phán mở cửa và có nhiều kỳ vọng tại thị trường Trung Quốc...

Mặt khác, Trung Quốc hiện nay không chỉ cấp phép nhập khẩu trái cây từ Việt Nam (hiện tại có 9 loại), mà còn cấp phép cho nhiều loại trái cây khác từ nhiều quốc gia, trong đó có các nước Đông Nam Á vốn có sản phẩm cùng chủng loại và cạnh tranh với Việt Nam.

Ví dụ Thái Lan có sầu riêng, măng cụt, nhãn, chuối, dứa; Malaysia có nhãn, măng cụt, vải thiều, dừa, dưa hấu, sầu riêng, lê.... hiện cũng đã được XK sang thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, việc một số sản phẩm trái cây của Việt Nam có lợi thế nhưng “đi sau” các nước về đàm phán mở cửa, hoặc hiện vẫn chưa được phép XK sang thị trường Trung Quốc là một bất lợi không nhỏ đối với trái cây Việt Nam thâm nhập vào thị trường này.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm