| Hotline: 0983.970.780

Ngỡ ngàng chàng trai trẻ làm chủ nhiều trang trại dúi, doanh thu 2 tỷ đồng/năm

Thứ Năm 01/11/2018 , 07:05 (GMT+7)

Chúng tôi ngỡ ngàng bởi ông chủ của 3 trang trại dúi đút túi hàng tỷ đồng là chàng trai sinh năm 1991. Lê Văn Lâm, xã Văn Sơn, Triệu Sơn (Thanh Hóa) khiến người đối diện nhầm tưởng anh đã có hàng chục năm làm chủ trang trại khi nói về những dự định của mình trong tương lai.

09-25-56_thu_tien_ti_tu_mo_hinh_nuoi_dui
Thu tiền tỉ từ mô hình nuôi dúi

Tốt nghiệp đại học GTVT nhưng Lâm nhưng nghe theo tiếng gọi trái tim, trở về tiếp quản trang trại của bố và chuyển đối tượng nuôi sang con dúi. Theo Lâm, đây là loài đặc sản, tương đối mới và đầu ra rộng mở, nhất là khi thực hiện được chuỗi liên kết sản phẩm.

Từ một trại nuôi gà, lươn của gia đình, mỗi năm chỉ đem lại nguồn thu 70 - 80 triệu đồng, Lâm đã khiến mọi người trầm trồ với doanh thu vài ba tỷ đồng/năm. Lúc đầu, Lâm chọn mua 15 đôi dúi mốc về nuôi và tự gây giống. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm nuôi, một số đôi không sinh sản và số lượng hao hụt chỉ còn 10 đôi.

Không nản chí, Lâm lên mạng tìm hiểu kỹ thuật nuôi, phòng bệnh cho dúi và đến năm 2012 quyết định mở rộng quy mô trang trại lên 300 m2 ngay trong vườn nhà với số lượng 700 chuồng. Thấy đầu ra rộng lại cho lợi nhuận cao, năm 2015, Lâm xây thêm 700 chuồng nuôi tại 1 trang trại ở Bắc Kạn; 3.000 chuồng nuôi tại Đăk Lăk. Các trang trại, nhà hàng của Lâm phải thuê 20 người làm công với mức thu nhập 7 triệu đồng/người/tháng.

Tính ra, mỗi năm các trang trại của Lâm xuất chuồng khoảng 2.000 con giống; 1,5 tấn dúi thương phẩm với tổng doanh thu trên 2 tỷ đồng, trừ chi phí lãi ròng trên 1 tỷ. Ngoài ra, Lâm còn xây dựng hệ thống trang trại vệ tinh tại Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nội, Hòa Bình, Quảng Trị, Đồng Nai theo phương thức cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua toàn bộ sản phẩm; xây dựng nhà hàng ẩm thực chuyên các món thịt dúi tại Thái Nguyên.

Lâm chia sẻ: “Thị trường dúi thương phẩm hiện nay cung chưa đủ cầu. Tôi mới chỉ liên kết tiêu thụ sản phẩm với tập đoàn FLC, hệ thống khách sạn Mường Thanh và một vài mối tại Hà Nội là đã hết nhẵn hàng rồi. Sở dĩ một vài cơ sở nuôi không thành công là do không tìm được đầu ra ổn định chứ con dúi thuộc diện đặc sản được rất nhiều thực khách sành ăn lựa chọn”.

09-25-56_dui_l_dc_sn_de_nuoi_hieu_qu_kinh_te_co
Dúi là loài đặc sản dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao
“Đã có đối tác mời tôi hợp tác chuyển giao kỹ thuật, hợp đồng cung ứng sản phẩm với lượng lớn để xuất khẩu. Tuy nhiên, hệ thống trang trại của tôi vẫn chưa đáp ứng đủ thị trường trong nước nên chưa dám nhận lời. Khi đảm bảo được lượng dúi thương phẩm đều đặn với số lượng lớn tôi sẽ tính tới việc hợp tác đưa con dúi ra thị trường ngoài nước”, Lâm tâm sự.

Theo Lâm, trong số các đối tượng vật nuôi đặc sản, dúi là con vật dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Thời gian dành cho con dúi ít, mỗi ngày chỉ cho ăn 1 lần vào chiều tối nên người nuôi rất thảnh thơi. Chuồng nuôi dúi thiết kế đơn giản, không tốn nhiều diện tích, 100 m2 có thể nuôi được 400 con dúi. Chuồng có thể xây hoặc đổ tấm bê tông gắn lại với nhau với kích thước chiều cao 60cm x rộng 50cm x dài 50cm.

Chuồng phải kín gió, nên bố trí nơi ít tiếng động, không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Thức ăn của loài gặm nhấm này đơn giản, khẩu phần mỗi con dúi chỉ cần 20 cm tre rộng chừng vài ngón tay, 10 hạt ngô, 20 cm thân mía và cũng chỉ cần cho ăn 1 bữa/ngày. Nên cho dúi ăn vào chiều tối, bởi đặc điểm của loài gặm nhấm là thích ăn trong bóng tối.

Không nên cho ăn quá nhiều khiến dúi tích lũy quá nhiều mỡ sẽ mất khách. Cứ 1 tuần cho dúi ăn thêm xương lợn, trâu bò, ốc bươu vàng (lấy mình ruột) luộc chín hoặc giun đất.

Dúi tự xé tanh tre làm tổ, phân dúi gần như không có mùi hôi thối nên không gây áp lực về môi trường. Đặc điểm của loài dúi là không cần uống nước, lượng chất thải ra ít và khô nên thường 15 - 17 ngày chủ trại mới phải dọn chuồng. Lúc dọn nhớ để lại tổ để dúi ngủ.

Để đảm bảo nguồn cung thức ăn, Lâm trồng gần 1 ha mía, ngô và thu mua tre của người dân trong vùng. Lượng thức ăn của dúi rất ít, chỉ chiếm khoảng 10 - 15% trong tổng chi phí nuôi.

09-25-56_chuong_nuoi_het_suc_don_gin
Chuồng nuôi hết sức đơn giản

Dúi chịu lạnh tốt, mùa hè có thể phun sương trên mái che tạo nhiệt độ dưới 330 để dúi sinh trưởng, phát triển tốt.

Dúi phát dục khi nuôi được 6 - 7 tháng. Thời điểm này, cần ghép đôi để dúi giao phối. Sau khoảng vài giờ, nếu hai cá thể đực - cái không xung đột thì ghép đôi chúng. Sau 15 ngày người nuôi tách đôi để dúi cái dưỡng thai và sinh sản. Dúi mang thai 2 tháng sẽ sinh, nuôi con được 1 tháng thì tách dúi con sang chuồng nuôi thương phẩm; sau 5 ngày lại ghép đôi để dúi giao phối. Mỗi năm dúi sinh sản 4 lứa, mỗi lứa 2 - 5 con. Dúi giống sau 3 tháng xuất chuồng có thể đạt 500 - 700 gr; dúi thương phẩm nuôi 7 tháng có thể xuất chuồng (tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng) có thể đạt trọng lượng 1,5 kg.

09-25-56_thuc_n_chu_yeu_l_tre
Thức ăn chủ yếu của dúi là tre
Hiện trại dúi của Lâm đang xuất bán với giá 1,3-1,6 triệu đồng/cặp dúi giống và 500 - 600 nghìn đồng/kg dúi thương phẩm. Sắp tới Lâm sẽ xúc tiến hợp tác nuôi và hướng tới xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Malaysia.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm