| Hotline: 0983.970.780

Ngôi trường dạy nghề có "nhãn mác" ở miền Trung

Thứ Năm 21/10/2010 , 11:13 (GMT+7)

Trải qua 34 năm phát triển, Trường Cao đẳng cơ giới Quảng Ngãi đã có trên 12.000 công nhân kỹ thuật tốt nghiệp...

Trường Cao đẳng Nghề cơ giới Quảng Ngãi được thành lập tháng 2/2010 trên cơ sở Trường Trung cấp Nghề cơ giới. Sau khi trường được nâng cấp, có nhiều ngành nghề đào tạo được mở rộng đã trở thành trường trọng điểm trong khu vực đào tạo đa ngành, đa cấp cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cao cho khu vực miền Trung đặc điệt là Khu kinh tế Dung Quất.

Hơn một năm sau ngày thống nhất đất nước, yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới là hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế - văn hoá trong đó có công tác thuỷ lợi được coi là nhiệm vụ hàng đầu đối với khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Từ yêu cầu cấp bách đó, tháng 7/1976, Bộ Thuỷ lợi (nay là Bộ NN- PTNT) đã quyết định thành lập Trường Công nhân cơ giới II, đóng chân tại xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). Nhiệm vụ của Trường được giao là đào tạo công nhân kỹ thuật thi công cơ giới bao gồm các ngành nghề lái xe ô tô thi công, vận hành máy xúc, máy ủi, vận hành máy đứng thi công, vận hành máy phát điện diezen và sửa chữa ô tô.

Vạn sự khởi đầu nan, vừa nhận quyết định thành lập trường đồng thời phải thực hiện chủ trương của Bộ là khai giảng khoá học đầu tiên vào cuối năm 1977. Trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn mọi bề, nhưng với lòng quyết tâm cao của tập thể cán bộ, giáo viên ít ỏi có mặt trong buổi ban đầu, tất cả đã khẩn trương cùng một lúc thực hiện ba việc lớn đó là: Tổ chức giải phóng mặt bằng, xây dựng tạm cơ sở vật chất ban đầu, chuẩn bị chương trình, giáo án đào tạo và tổ chức tuyển sinh. Sau hơn một năm kể từ ngày có quyết định thành lập trường, đến tháng 10/1977 khoá học đầu tiên được khai giảng với số lượng 150 học sinh, thuộc 4 nghề: Lái ô tô thi công, lái máy ủi, lái máy xúc và vận hành máy đứng thi công.

 Đến năm 1990 Trường mở thêm ngành nghề sửa chữa điện xí nghiệp và dân dụng. Đến năm 1995, khi sáp nhập Bộ nên Trường thực thuộc Bộ NN-PTNT và tiếp tục được mở rộng đào tạo hệ trung học nghề gồm điện xí nghiệp và dân dụng và sửa chữa ô tô máy kéo...Đến nay trường đã mở rộng ngành nghề đào tạo lên 16, trong đó có 4 nghề đào tạo hệ cao đẳng gồm công nghệ ô tô, điện công nghiệp, cắt gọt kim loại và nghề hàn, còn lại là đào tạo hệ trung cấp phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Trải qua 34 năm phát triển, Trường Cao đẳng cơ giới Quảng Ngãi đã có trên 12.000 công nhân kỹ thuật tốt nghiệp các nghề lái xe, lái máy ủi, máy xúc, máy nâng, cẩu xếp dỡ tổng họp, vận hành máy đứng thi công, sửa chữa ô tô máy kéo, gò, hàn, sửa chữa điện xí nghiệp, quản lý điện nông thôn, vận hành trạm bơm thuỷ nông vừa và nhỏ… đã góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp, thuỷ lợi khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Quy mô và chất lượng đào tạo của Trường cũng không ngừng được nâng lên. Từ 150 học sinh của khoá học đầu tiên, các năm sau từ 400 – 600 học sinh/năm, nay đã được nâng lên 1.200 học sinh/năm chưa kể đào tạo cho khoảng 2.000 học sinh/năm hệ ngắn hạn.

Thầy Đỗ Hồng Hồng Thanh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề cơ giới Quảng Ngãi cho biết: Bên cạnh nhiều ngành nghề đào tạo được mở rộng để đáp ứng nhu cầu công việc mà xã hộ đang cần, Trường còn liên kết với Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh đào tạo ĐH, Cao đẳng tại trường, đào tạo nghề hàn chất lượng cao cho Cty Doo San Hàn Quốc… Người xưa nói “ruộng mẫu bề bề không bằng một nghề trong tay”, câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị cho đến hôm nay, nhất là khi đất nước bước vào giai đoạn CNH, HĐH.

Thầy Trần Tiến, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề cơ giới Quảng Ngãi cho biết: Với chất lượng đào tạo đã được khẳng định nên học sinh sau khi tốt nghiệp đều có việc làm ngay, đặc biệt có nhiều ngành thế mạnh của trường như công nghệ ô tô, hàn, vận hành thi công máy ủi, máy xúc… được nhiều DN lớn trong khu vực tìm đến xin nhận học sinh sau khi tốt nghiệp về làm cho mình với mức lương rất cao.
Là trường đứng chân trên địa bàn Quảng Ngãi, nên phần lớn học sinh theo học tại trường là con em tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt có KKT Dung Quất, NM Lọc dầu Bình Sơn cần một đội ngũ công nhân kỹ thuật điện công nghiệp, cơ khí, cơ giới, sửa chữa tàu biển có tay nghề cao… rất lớn. Thầy Đỗ Hồng Thanh tự hào kể: Thực tế trong những năm qua, Trường đã đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho KKT Dung Quất rất lớn và được các Cty, nhà máy đánh giá rất cao chất lượng tay nghề các công nhân kỹ thuật học tại đây. Nhiều năm qua Cty Ô tô Trường Hải tại Quảng Nam cũng vào đặt hàng nhà trường đào tạo ngành công nghệ ô tô cung cấp nhân lực cho nhà máy.

Tổng CBCNV của trường hiện có 99 người, trong đó giáo viên có trình độ đại học chiếm trên 70%, đã có 16 giáo viên có trình độ sau đại học. Với đội ngũ thầy cô giáo là những kỹ sư giỏi có nhiều kinh nghiệm giảng dạy đã từng giành những thứ hạng cao trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia. Có thầy giỏi thì phải có trò giỏi, vừa qua Nhà trường đã cử 3 học sinh đi thi học sinh giỏi nghề lái xe ô tô toàn quốc lần thứ 2 tại tỉnh Đồng Nai thì cả 3 học sinh đều đạt giải nhì, ba và đạt giải nhất, nhì trong Hội thi tay nghề Khối trường do Bộ NN-PTNT tổ chức…

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm