| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân Quảng Bình được mùa ruốc biển

Thứ Ba 03/03/2020 , 13:50 (GMT+7)

Một tuần qua, ngư dân Quảng Bình được mùa ruốc biển, thu nhập mỗi lao động hàng triệu đồng/đêm.

Ngư dân Nguyễn Văn Thành (xã Nhân Trạch - huyện Bố Trạch), dọn lại tay lưới sau khi đã chuyển hết ruốc lên bờ. Ông dừng tay trò chuyện: “Được mùa ruốc tuần nay rồi. Thuyền chỉ ra cách bờ chưa đầy hải lý là có ruốc dày đặc. Đi từ cuối chiều hôm trước, đến rạng sáng thì về. Trung bình được khoảng tấn ruốc, bán được khoảng 15 triệu đồng. Trừ chi phí, còn lại lao động cũng được gần 5 triệu đồng/chuyến đi”.

Được mùa 

Rạng sáng, trên bờ biển xã Nhân Trạch (Bố Trạch) đã đông người, xe cộ đón thuyền đi vây ruốc về. Theo ngư dân Nguyễn Văn Lộc thì năm nay ruốc vào nhiều hơn và bà con có thu nhập khá hơn.

Ngư dân Quảng Bình trúng được mùa ruốc biển. Ảnh: Tâm Phùng.

Ngư dân Quảng Bình trúng được mùa ruốc biển. Ảnh: Tâm Phùng.

Con ruốc (có nơi gọi là tép hoặc khuyếc) biển được chế biến thành ruốc (mắm tôm), chế biến thức ăn tươi hoặc phơi khô để dành. Cả tuần nay, vào gần bờ rất nhiều. Tranh thủ dịp này, ngư dân tăng cường khai thác nên có sản lượng lớn.

Xã Nhân Trạch có đội thuyền (bơ, nan có công suất dưới 30CV) khoảng 200 chiếc. Qua mỗi đêm, thuyền về cập bờ cũng được khoảng 200 tấn ruốc tươi. Ngư dân Nguyễn Văn Thành cho hay, các thuyền nhỏ cùng 2-4 lao động mang te vớt ruốc. Te là ngư cụ làm bằng 2 cây gỗ dài thành hình chữ V,  có gắn lưới ở giữa.

Thu mua ruốc tươi ngay tại bến thuyền. Ảnh: Tâm Phùng.

Thu mua ruốc tươi ngay tại bến thuyền. Ảnh: Tâm Phùng.

Khi phát hiện vùng ruốc đang di chuyển, mọi người hạ te xuống, tăng tốc thuyền đẩy te đi và ruốc lọt vào te. Khi te đầy thì dừng thuyền, nâng te lên cho ruốc vào bao rồi tiếp tục hạ te vớt ruốc. Mỗi lần thu te, được khoảng 30 - 50 kg ruốc.

“Năm nay, ruốc về đông đặc hơn mọi năm và có thể kéo dài thêm khoảng chục hôm nữa. Tính ra, mỗi ngư dân bám biển đều dặn mỗi ngày thì cũng có thu nhập cao nhất cũng được cả trăm triệu đồng”- ông Thành bảo.

Ngư dân các địa phương như Bảo Ninh (TP Đồng Hới), Hải Ninh (huyện Quảng Ninh), Ngư Thủy (huyện Lệ Thủy) cũng tất bật với mùa ruốc trúng lớn.

Vừa cập bến và giao việc mua bán cho vợ, ngư dân Ngô Văn Hải (xã Hải Ninh) lên bờ. Ông chia sẻ: “Năm nay, ruốc xuất hiện với số lượng lớn trên diện rộng. Ruốc đẹp, sạch nên bán giá cao. Một đêm thuyền của tôi có 3 lao động, xúc được tấn ruốc và thu về gần 15 triệu đồng”.

Ông Hải cũng cho biết thêm, ngoài sản phẩm ruốc, ngư dân còn được thêm mực, cá trích, cá liệt... nên thu nhập càng khá hơn.

Thu nhập cao 

Trại cảng cá Nhật Lệ, hàng chục thương lái chờ sẵn để mua những mẻ ruốc từ biển đi vào. Những mẻ ruốc tươi được mang đi chế biến làm mắm ruốc hoặc vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ.

Ruốc tươi được phơi để thành khuyếc khô. Ảnh: Tâm Phùng.

Ruốc tươi được phơi để thành khuyếc khô. Ảnh: Tâm Phùng.

Chị Lê Thị Thủy, một tư thương cho biết, mấy hôm đầu, giá mua tại bến là 15 ngàn đồng/kg. Chị Thủy cho biết: “Chúng tôi mua và mang đi nơi khác cũng bán được giá từ 18-20 ngàn đồng/kg. Nếu thu mua và bán lại hết khoảng 1 tấn ruốc/ngày thì cũng có lãi 2-3 triệu đồng. Có thêm thu nhập nên cũng mừng lắm”.

Trên bến thuyền xã Nhân Trạch, chị Nguyễn Thị Thoại cùng con trai sơ chế ngay khi ruốc vừa mua về. Cậu con trai dùng máy thủ công ép ruốc cho chảy hết nước đến kiệt thì thôi.

Bã ruốc được chị Thoại mang ra phơi trên mấy tấm bạt trãi rộng. Nước cốt ruốc được cho vào bể phơi nắng. “Khoảng 15 hôm sau, khi xác ruốc khô, tôi xay mịn và trọn đều với nước cốt ruốc. Tất cả cho vào chum sành và phơi nắng. Nếu được nắng thì khoảng 30 hôm sau là có ruốc mới để ăn rồi”- chị Thoại nói.

Cũng theo chị Thoại, chế biến ruốc cũng có thu nhập khá cao. Nếu vụ ruốc này, chị thu mua làm khoảng 5 tấn ruốc tươi để làm ruốc nhuyễn (mắm tôm) thì khoảng một tháng đã có sản phẩm bán ra thị trường. “Bán hết ruốc nhuyễn cũng có thể thu về khoảng trăm triệu đồng, lãi khoảng 25 triệu đồng”- chị Thoại cho hay.

Một số hình ảnh PV Báo NNVN ghi thêm:

Thuyền đánh bắt ruốc sau một đêm trở về bến xã Nhân Trạch. Ảnh: Tâm Phùng.

Thuyền đánh bắt ruốc sau một đêm trở về bến xã Nhân Trạch. Ảnh: Tâm Phùng.

Vận chuyển ruốc tươi từ thuyền lên bờ. Mỗi thùng ruốc có trọng lượng khoảng 100 kg. Ảnh: Tâm Phùng.

Vận chuyển ruốc tươi từ thuyền lên bờ. Mỗi thùng ruốc có trọng lượng khoảng 100 kg. Ảnh: Tâm Phùng.

Tư thương mua ruốc ngay tại bến để vận chuyển đi tiêu thụ hoặc sơ chế. Giá thu mua dao động từ 12-15 ngàn đồng/kg. Ảnh: Tâm Phùng.

Tư thương mua ruốc ngay tại bến để vận chuyển đi tiêu thụ hoặc sơ chế. Giá thu mua dao động từ 12-15 ngàn đồng/kg. Ảnh: Tâm Phùng.

Ruốc tươi được tập kết tại điểm để đưa đi nơi khác tiêu thụ. Những nơi khác, người dân mua khoảng chục kg để tự làm ruốc nhuyễn ăn dần trong năm. Ảnh: Tâm Phùng.

Ruốc tươi được tập kết tại điểm để đưa đi nơi khác tiêu thụ. Những nơi khác, người dân mua khoảng chục kg để tự làm ruốc nhuyễn ăn dần trong năm. Ảnh: Tâm Phùng.

Một địa điểm sơ chế làm ruốc nhuyễn tại bến thuyền. Mẹ con chị Nguyễn Thị Thoại cùng ép ruốc tươi lấy nước cốt. Ảnh: Tâm Phùng.

Một địa điểm sơ chế làm ruốc nhuyễn tại bến thuyền. Mẹ con chị Nguyễn Thị Thoại cùng ép ruốc tươi lấy nước cốt. Ảnh: Tâm Phùng.

Sau đó bã ruốc được phơi trên bìa biển thật khô đưa xay nhuyễn để làm ruốc nhuyễn. Ảnh: Tâm Phùng.

Sau đó bã ruốc được phơi trên bìa biển thật khô đưa xay nhuyễn để làm ruốc nhuyễn. Ảnh: Tâm Phùng.

Ngoài ruốc, cá liệt cũng được thu mua để chế biến làm mắm đặc sản. Ảnh: Tâm Phùng.

Ngoài ruốc, cá liệt cũng được thu mua để chế biến làm mắm đặc sản. Ảnh: Tâm Phùng.

Các loại mực, cá trích, cá doái... cũng theo ruốc lên thuyền tăng thu nhập cho ngư dân. Ảnh: Tâm Phùng.

Các loại mực, cá trích, cá doái... cũng theo ruốc lên thuyền tăng thu nhập cho ngư dân. Ảnh: Tâm Phùng.

Ngư dân chuẩn bị lưới te để chiều tối tiếp tục ra biển đánh bắt ruốc. Ảnh: Tâm Phùng.

Ngư dân chuẩn bị lưới te để chiều tối tiếp tục ra biển đánh bắt ruốc. Ảnh: Tâm Phùng.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm