| Hotline: 0983.970.780

'Người bạn' đồng hành mới của nông dân Hà Giang

Thứ Tư 22/12/2021 , 06:30 (GMT+7)

Hà Giang thường xuyên phản đối diện với rủi ro do thiên tai gây ra, bởi vậy chính sách bảo hiểm cho trâu, bò thực sự là người bạn đồng hành cùng người chăn nuôi.

Chính sách đóng bảo hiểm cho trâu, bò trở thành người bạn đồng hành cùng người chăn nuôi ở Hà Giang. Ảnh: Đào Thanh.

Chính sách đóng bảo hiểm cho trâu, bò trở thành người bạn đồng hành cùng người chăn nuôi ở Hà Giang. Ảnh: Đào Thanh.

Thực hiện chương trình bảo hiểm vật nuôi, trong năm 2020 tỉnh Hà Giang có 3.481 hộ ký hợp đồng bảo hiểm cho 4.791 con trâu, bò. Năm 2021, UBND tỉnh Hà Giang tiếp tục phê duyệt cho 1.268 cá nhân, số lượng 1.696 con trâu bò, trong đó hộ nghèo, cận nghèo là 1.172 hộ.

Thực hiện chương trình bảo hiểm cho trâu, bò, các cá nhân chăn nuôi trâu, bò thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang sẽ được hỗ trợ 90% phí bảo hiểm. Những cá nhân chăn nuôi trâu, bò không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ 20% phí bảo hiểm.

Tại xã Xín Mần, huyện Xín Mần, việc thực hiện hỗ trợ bảo hiểm cho trâu, bò được xã phối hợp với các ngành chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền đến từng hộ dân. Toàn xã có 14 hộ tham gia bảo hiểm trâu, bò với tổng số 21 con gia súc. Tất cả đã hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục liên quan và trâu, bò được bấm thẻ tai.

Chị Sùng Thị Cọt, thôn Tả Mù Cán, xã Xín Mần, huyện Xín Mần cho biết, gia đình chị nuôi 2 con trâu. Trước đây, mới chỉ nghe qua việc mua bảo hiểm cho người và phương tiện ô tô, xe máy nhưng chưa nghe đến bảo hiểm cho trâu, bò. Sau khi được các cấp, ngành và địa phương tuyên truyền về chương trình hỗ trợ mua bảo hiểm trâu, bò và những lợi ích thiết thực, nên gia đình đã đăng ký tham gia.

Gia đình anh Hoàng Văn Huyên, thôn Bản Uốc, xã Đông Minh, huyện Yên Minh thuộc diện hộ nghèo. Năm 2021 anh tham gia đóng bảo hiểm cho 4 con trâu của gia đình. Là hộ nghèo nên anh được hỗ trợ 90% phí bảo hiểm phải đóng, do đó, mỗi con trâu anh chỉ phải bó ra 55.000 đồng/năm.

Năm 2021, tỉnh Hà Giang có hơn 1.600 con trâu, bò được đóng bảo hiểm. Ảnh: Đào Thanh.

Năm 2021, tỉnh Hà Giang có hơn 1.600 con trâu, bò được đóng bảo hiểm. Ảnh: Đào Thanh.

Anh Huyên cho biết, lúc đầu chưa hiểu cái lợi của việc mua bảo hiểm cho trâu, bò nên anh và bà con trong xã cũng không muốn tham gia, vì ai cũng nghĩ đóng tiến cho bảo hiểm đã mất một khoản mà khi trâu, bò chẳng may bị chết không biết có đòi được không.

Nhưng khi được cán bộ xã, cán bộ bảo hiểm phân tích, giải thích, anh Huyên đã hiểu được, đóng bảo hiểm là tốt cho chính gia đình có vật nuôi. Bởi chỉ cần phải đóng 55.000 đ/con nhưng khi chẳng may trâu, bò bị chết sẽ được lĩnh tối đa hơn 10 triệu đồng/con, hoặc tối thiểu 6 triệu đồng/con.

Giống như hộ gia đình anh Huyên, khi mới triển khai chương trình bảo hiểm cho đàn vật nuôi, nhiều hộ chăn nuôi ở Hà Giang chưa hiểu rõ về chính sách, sợ mất tiền nên không tham gia. Nhưng đến nay sau 1 năm triển khai, chương trình bảo hiểm cho gia súc đã được hiệu hộ hưởng ứng tích cực. Trong đó huyện huyện Yên Minh có 316 cá nhân thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, số lượng 370 con trâu và 8 cá nhân không thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, số lượng 16 con trâu, bò tham gia. Huyện Đồng Văn có 589 cá nhân thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, số lượng 673 con bò và 3 cá nhân không thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, số lượng 4 con bò tham gia...

Ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Giang cho biết, để các hộ hiểu chính sách, Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang phối hợp với UBND các huyện, thành phố đã hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện niêm yết công khai danh sách tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với trâu, bò sau khi được UBND tỉnh phê duyệt tại trụ sở UBND cấp xã.

Định kỳ hàng tháng, UBND xã thực hiện tiếp nhận hồ sơ đề nghị phê duyệt đối tượng được hỗ trợ; thực hiện rà soát, điều chỉnh danh sách đối tượng được hỗ trợ đã được phê duyệt; lập danh sách, báo cáo UBND cấp huyện, tổ chức kiểm tra, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện...

Hà Giang là địa phương miền núi khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, trong khí đó, hộ chăn nuôi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo khá lớn. Vì vậy, chính sách bảo hiểm cho trâu, bò thực sự là người bạn đồng hành tiếp thêm sức mạnh cho việc mở rộng phát triển chăn nuôi đại gia súc với nông dân.

Xem thêm
Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Hưng Long 555- ‘lựa chọn vàng’ cho nông dân ĐBSCL và Đông Nam bộ

ĐBSCL Giống lúa Hưng Long 555 khẳng định vị thế tại ĐBSCL và Đông Nam bộ nhờ năng suất cao, chất lượng gạo tốt, chống chịu sâu bệnh, mang hiệu quả kinh tế cao nông dân.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất