| Hotline: 0983.970.780

Người chăn nuôi gia cầm ở châu Á đối mặt 'thảm họa kép'

Thứ Sáu 15/01/2021 , 08:32 (GMT+7)

Vừa quay cuồng trong đại dịch Covid-19, những người chăn nuôi gà ở châu Á vừa phải đối mặt với đợt bùng phát dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất trong nhiều năm.

Nhật Bản ghi nhận một đợt bùng phát dịch cúm gia cầm độc lực cao vào ngày 5/11/2020 tại một trang trại gia cầm ở Mitoyo, tỉnh Kagawa. Đây là đợt bùng phát dịch bệnh đầu tiên trong gần ba năm tại quốc gia này. Ảnh: Reuters.

Nhật Bản ghi nhận một đợt bùng phát dịch cúm gia cầm độc lực cao vào ngày 5/11/2020 tại một trang trại gia cầm ở Mitoyo, tỉnh Kagawa. Đây là đợt bùng phát dịch bệnh đầu tiên trong gần ba năm tại quốc gia này. Ảnh: Reuters.

Virus cúm gia cầm đã ảnh hưởng đến các trang trại trải dài từ Nhật Bản đến Ấn Độ, làm tăng giá một số gia cầm và không có dấu hiệu giảm bớt.

Hơn 20 triệu con gà đã bị tiêu hủy ở Hàn Quốc và Nhật Bản kể từ tháng 11. Tuần trước, virus H5N8 có độc lực cao đã xuất hiện ở 10 bang Ấn Độ, nước sản xuất số 6 thế giới.

"Thông thường, cúm gia cầm phổ biến ở châu Á vào thời điểm này trong năm do các loài chim di cư. Các chủng virus mới đã phát triển, khiến chim hoang dã dễ lây và chết, khiến các quốc gia trên đường bay di cư bị ảnh hưởng theo", các chuyên gia cho biết.

Mohinder Oberoi, chuyên gia về thú y người Ấn Độ và là cựu cố vấn của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết: “Đây là một trong những đợt bùng phát tồi tệ nhất từng có ở Ấn Độ.

“Quạ và vịt bị bệnh rất nhiều. Mọi người sợ hãi về căn bệnh ở loài quạ. Họ biết chúng bay xa và nghĩ rằng chúng sẽ lây nhiễm cho gia cầm hoặc thậm chí con người”, Oberoi phân tích.

Đợt bùng phát ở châu Á xảy ra khi châu Âu hứng chịu đợt bùng phát dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất trong nhiều năm, và theo sau COVID-19. Điều này đã làm ảnh hưởng đến doanh số bán gia cầm ngay từ đầu ở một số nơi vì lo ngại dịch bệnh, mặc dù nhu cầu nấu ăn tại nhà tăng lên do đại dịch.

Giá thịt gà ở Ấn Độ đã giảm gần một phần ba trong tuần trước.

Uddhav Ahire, Chủ tịch Anand Agro Group, một công ty gia cầm có trụ sở tại thành phố Nashik, cho biết: "Cúm gia cầm không thể lây nhiễm sang người thông qua việc tiêu thụ gia cầm. Và virus H5N8 được cho là chưa bao giờ lây nhiễm sang người, nhưng người tiêu dùng vẫn lo sợ".

Ông nói, giá gà sống đã xuống tới 0,79 USD/kg, thấp hơn giá thành sản xuất.

Virus tiến hóa

Sự lây lan nhanh và rộng về mặt địa lý khiến đây trở thành một trong những đợt bùng phát tồi tệ nhất ở châu Á kể từ đầu những năm 2000.

Tại Nhật Bản, Chiba là vùng có báo cáo phát dịch đầu tiên. Trong vòng hai tháng, các trường hợp nhiễm mới vẫn liên tục xảy ra.

Một quan chức thú y của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết: “Chúng tôi không thể nói rằng nguy cơ lây lan thêm của bệnh cúm gia cầm đã giảm bớt. Lý do là mùa di cư của các loài chim hoang dã sẽ tiếp tục cho đến tháng 3, hoặc thậm chí là tháng 4 (trong một số trường hợp)”.

Filip Claes, người đứng đầu Trung tâm Khẩn cấp về Dịch bệnh Động vật Xuyên biên giới (ECTAD) của FAO, cho biết virus H5N8 được phát hiện ở Nhật Bản và Hàn Quốc rất giống với những virus lây lan qua châu Âu vào năm 2019.

Một biến thể virus khác xuất hiện ở châu Âu từ cuối năm 2020 cũng đang gây ra thiệt hại đáng kể.

Holly Shelton, chuyên gia về cúm tại Viện Pirbright của Anh, cho biết các chủng virus mới đang gây hại mạnh và hiện nay độc lực của chúng khiến các loài chim hoang dã chết nhiều hơn.

“Rõ ràng là loại virus này đã tự hình thành trong quần thể chim hoang dã và vì vậy hiện nay có xu hướng tràn vào các trang trại chăn nuôi gia cầm lớn hơn", bà nói.

Việc tiêm phòng cúm cho gia cầm ở Trung Quốc, nhà sản xuất hàng đầu của khu vực, là bắt buộc.

Còn Indonesia, nhà sản xuất số 2 châu Á khu vực châu Á, "chỉ là điểm trung chuyển tạm thời cho các loài chim hoang dã nên giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh", Fadjar Sumping Tjatur Rassa, Giám đốc Thú y của Bộ Nông nghiệp Indonesia, cho biết.

Tuy nhiên, "quốc gia này đã cấm nhập khẩu gia cầm sống từ các quốc gia có H5N8 và thiết lập một hệ thống giám sát để phát hiện sớm virus", ông Rassa nói.

Do không có đường bay chính của chim trong khu vực Đông Nam Á, các nước như Việt Nam, Lào và Campuchia cho đến nay không bị bùng phát dịch H5N8, nhưng phải đối mặt với rủi ro từ sự di chuyển của người và hàng hóa.

(Theo Reuters, CNA)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.