| Hotline: 0983.970.780

Người chế tạo và cải tiến hơn 40 loại máy móc phục vụ nông nghiệp

Thứ Hai 09/05/2016 , 15:05 (GMT+7)

Anh Nguyễn Hải Châu (sinh năm 1969) ở Cố Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội được mệnh danh là ông “vua cải tiến”.

Từ những máy móc vốn có, anh Châu đã tự mày mò và tạo thành hơn 40 loại máy đa năng phục vụ nông nghiệp, giúp bà con giảm sức lao động đồng thời nâng cao năng suất.

Mặc dù là kỹ sư “tay ngang” bất đắc dĩ, nhưng nhiều năm nay, anh Nguyễn Hải Châu (sinh năm 1969) ở Cố Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội lại được mệnh danh là ông “vua cải tiến”. Từ những máy móc vốn có, anh Châu đã tự mày mò và tạo thành hơn 40 loại máy đa năng phục vụ nông nghiệp, giúp bà con giảm sức lao động đồng thời nâng cao năng suất.

Từ gã kỹ sư tay ngang…

Năm nay 47 tuổi, anh Nguyễn Hải Châu hiện là ông chủ của một xưởng cơ khí bề thế nằm tại thôn Hoàng Xá, Liên Mạc, Bắc Từ Liêm. Nhìn anh, ít ai nghĩ Châu hoàn toàn là một gã “tay ngang” đầy liều lĩnh khi dấn thân vào nghiệp chế tạo máy.

Ngồi trầm ngâm suy nghĩ, anh nhớ lại những năm tháng khởi nghiệp với nghề. Ngày ấy, sau khi tốt nghiệp khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Mở Hà Nội, chàng trai trẻ Nguyễn Hải Châu đi làm cho một tổ chức Phi Chính phủ tại Việt Nam.

Trong một lần thực hiện dự án xóa đói giảm nghèo tại Lạng Sơn, anh Châu chứng kiến cảnh người nông dân phải băm bèo, thái chuối cho gia súc ăn hết sức vất vả. Mô hình phát triển kinh tế đã có, vốn hỗ trợ cũng sẵn sàng.

Chỉ duy nhất máy móc để giảm sức người, tăng hiệu quả thì vẫn chưa có. Anh Châu bắt đầu nghĩ đến việc chế tạo ra một loại máy với nhiều tính năng để giúp bà con nâng cao năng suất lao động. Ban đầu, anh đặt các cơ sở chế tạo làm theo ý tưởng, nhưng vì số lượng ít nên không ai nhận. Đến lúc này, gã quyết định tự nghiên cứu, tìm tòi.

“Trải qua không ít khó khăn và thất bại, anh cũng xin nghỉ việc ở tổ chức phi Chính phủ để chuyên sâu vào nghiên cứu chế tạo”, ông chủ Châu vừa cười vừa nhớ lại.

Kể về những ngày đầu đầy thách thức ấy, ông vua cải tiến máy móc không khỏi giấu nổi sự bồi hồi. Anh cho hay: Qua khảo sát, anh thấy tại Việt Nam lúc bấy giờ, máy nông nghiệp chỉ có một chức năng cố định duy nhất. Để có thể tích hợp nhiều công dụng trong một thành phẩm, anh Châu đã phải tự mày mò. Có lúc, anh mua các loại máy về rồi tháo tung ra để tìm hiểu cơ chế vận hành của nó. Nhiều đêm, anh thức trắng để phác thảo các chi tiết cùng công năng của máy.

Cứ thế sau hơn 1 năm, anh Châu đã chế tạo ra máy băm nghiền đa năng, có tác dụng nghiền bột khô, nghiền nát nhuyễn, băm cỏ. Tuy nhiên máy đời đầu về mặt mỹ thuật và công năng còn mộc mạc, giá thành cao nên các dự án còn hoài nghi về thương hiệu...

Đến nay, máy băm nghiền đa năng đã cải tiến qua 4, 5 thế hệ với ba chức năng ưu việt là nghiền bột khô (150kg/h), nghiền nát nhuyễn (200kg/h) và băm nhỏ (450kg/h), chạy bằng điện 220V. Chỉ với trọng lượng 50 kg, chân máy có thể tháo rời tiện lợi trong việc vận chuyển và sử dụng trong hộ gia đình.

… đến danh hiệu “vua cải tiến” máy nông nghiệp

Sau thành công với máy băm nghiền đa năng, gã kỹ sư tay ngang Nguyễn Hải Châu chính thức bén duyên với máy móc. Anh miệt mài tìm tòi, tích hợp thêm nhiều tính năng để xuất xưởng ra thị trường nhiều sản phẩm mới thiết thực hơn.

14-49-28_nh-2-3
Công dụng nghiền bột khô của máy băm nghiền đa năng do anh sáng chế

Dẫn chúng tôi đi thăm xưởng cơ khí khá bề thế tại Hoàng Xá, ông chủ Châu liên tục giới thiệu một loạt những máy móc do chính tay anh chế tạo và cải tiến: Từ máy bào sắn, máy cán mì, xay giò đến máy bóc hành tỏi, nghiền rau củ,…

Dừng lại trước máy làm đất có xuất xứ từ Nhật Bản, anh bảo: “Ban đầu máy có hai tác dụng là cày và bừa, sau anh đã cải tiến thêm các công dụng về sạc cỏ, tra hạt, bỏ phân, đánh luống”. Không dừng lại ở đó, anh Châu cũng đang tiếp tục nghiên cứu để thiết kế thêm giá để bơm nước và thuốc trừ sâu, tiện lợi cho bà con trong việc trồng trọt.

Mới đây, xưởng cơ khí của anh Châu tiếp tục bắt tay vào việc sáng chế máy cày đa năng từ xe máy cũ. Chia sẻ ý định này, anh Châu cho biết, việc chế tạo máy móc từ xe máy cũ sẽ tận dụng được phụ tùng và động cơ của xe. Hơn thế nữa, xe máy là phương tiện thông dụng, dễ dàng thu mua và sửa chữa, cải tạo. Trên cơ sở này, chiếc xe máy “đa năng” đầu tiên cũng đã cho ra đời với bốn công dụng: cày, bừa, lên luống và sạc cỏ.

Tính đến nay, anh Châu đã chế tạo và cải tiến hơn 40 loại máy móc trong nông nghiệp, đóng vai trò to lớn trong việc nâng cao năng suất lao động của bà con, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Sản phẩm của gã kỹ sư tay ngang ngày này hiện cũng đã có mặt ở hầu khắp cả nước với hơn với hơn 40 đại lý phân phối.

Với những thành tích đạt được, anh Nguyễn Hải Châu đã vinh dự được nhận Kỷ niệm chương của Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Tấn Sang, đồng thời được Hội doanh nhân Việt Nam tặng chứng nhận là Doanh nhân của năm.

Xem thêm
Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bãi nhiệm nhiều chức vụ của các cán bộ đã bị bắt tạm giam hoặc đã bị kỷ luật.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm