| Hotline: 0983.970.780

Người cựu chiến binh dân tộc Cơ Tu cần mẫn làm trang trại tổng hợp

Thứ Tư 19/09/2018 , 06:01 (GMT+7)

Không cam chịu cảnh đói nghèo, năm 2003, vợ chồng cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Chức đào ao nuôi cá, trồng rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm…

11-50-45_ong_chuc_dng_cho_dn_bo_di_n
Ông Chức cho đàn bò đi ăn

Ông Nguyễn Văn Chức là một người dân tộc Cơ Tu, xuất thân từ gia đình nông dân nghèo ở miền núi xã Hương Nguyên, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Năm 1964, ông lên đường nhập ngũ. Sau ngày giải phóng ông Chức trở về quê nhà với những thương tật trên cơ thể. Đến năm 1995 ông cùng gia đình chuyển về thôn Bồ Hòn, xã Bình Thành, thị xã Hương Trà định cư.

Bằng nghị lực và ý chí của người lính, không chịu khuất phục trước khó khăn, gian khổ, CCB Nguyễn Văn Chức đã mạnh dạn trong suy nghĩ, sáng tạo trong cách làm cùng sự quyết tâm vượt khó đã trở thành tấm gương điển hình trong lao động sản xuất được bà con lối xóm ngưỡng mộ.

Ông Chức tâm sự: “Thời gian đầu về xã Bình Thành chỉ có hai bàn tay trắng, vợ chồng tôi cùng 5 người con dựa vào mấy sào cây lồ ô để sống. Từ mảnh đất nhỏ ban đầu hai vợ chồng cùng các con khai khẩn thêm diện tích đất toàn cây cỏ um tùm để trồng keo. Được chính quyền, ban ngành các cấp động viên, hỗ trợ nên những khó khăn ban đầu cũng dần qua”.

Năm 2003, từ trồng rừng, vợ chồng ông bắt đầu kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ông Chức chia sẻ, điều kiện đất đai, khí hậu ở vùng đồi núi xã Bình Thành mát mẻ, thoáng sạch lại không ồn ào nên rất phù hợp để xây dựng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp.

Trò chuyện với chúng tôi, người CCB phấn khởi cho biết, sau nhiều năm gây dựng, đến nay ông có trong tay 50ha rừng keo, mỗi năm cho thu hoạch từ 400 - 500 triệu đồng. Ngoài trồng keo ông còn chăn nuôi đàn bò trên 30 con, đàn trâu 15 con, đàn dê 20 con...

Để có thu nhập ổn định, ngoài từ nguồn chăn nuôi trâu, bò, dê thì ông Chức còn đào hồ nuôi cá, mỗi năm cũng cho thu nhập khá cao. Cùng với đó, ông còn trồng thêm chuối để vừa tạo bóng mát, tăng thu nhập mà còn giúp chủ động nguồn thức ăn cho đàn gia súc.

Không chỉ trong cậy vào điều kiện tự nhiên, từ khi bắt đầu chăn nuôi đến nay vợ chồng ông Chức còn thường xuyên nghiên cứu sách vở, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nơi và tuân thủ tốt các điều kiện vệ sinh thú y nên đàn vật nuôi của gia đình ông phát triển tốt, ít dịch bệnh.

Ông Trương Ngọc An, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Bình Thành cho biết, ông Nguyễn Văn Chức là một điển hình phát triển kinh tế của Hội CCB xã Bình Thành. Bên cạnh đó, ông còn gương mẫu, nhiệt tình tham gia các phong trào hoạt động của hội như xây dựng nông thôn mới; vận động bà con thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước…

Nhờ sự cần cù cùng những nỗ lực không biết mệt mỏi nên gia đình của ông Chức có điều kiện nuôi các con ăn học, nhà cửa được đầu tư xây dựng khang trang với đầy đủ tiện nghi. CCB Nguyễn Văn Chức tâm niệm: “Tôi phát triển kinh tế không chỉ để tạo ra thu nhập cho bản thân, mà còn mong muốn góp sức xây dựng quê hương”.

Ông cũng cho biết sẽ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế và giúp đỡ bà con đồng bào, đồng đội có hoàn cảnh khó khăn cùng vươn lên làm giàu.

Tháng 6/2018, ông Nguyễn Văn Chức đã được Hội CCB tỉnh Thừa Thiên - Huế khen thưởng trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi năm 2017.

 

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.