| Hotline: 0983.970.780

Người dân Cần Thơ bất ngờ trước triều cường dâng cao

Thứ Sáu 12/10/2018 , 08:01 (GMT+7)

Trong 3 ngày qua mực nước đỉnh triều trên các sông rạch địa bàn TP Cần Thơ lên cao, vượt mức lịch sử theo kỳ triều cường đầu tháng Chín âm lịch.

14-42-58_trieu_cuong_lm_nhieu_duong_pho_o_cn_tho_bien_thnh_dong_song_-_nh_hd
Triều cường làm nhiều đường phố ở Cần Thơ biến thành dòng sông

Theo nhận định của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN Cần Thơ, năm 2018, mặc dù lũ xảy ra sớm hơn mọi năm, đỉnh lũ trạm Cần Thơ trên sông Hậu vượt mức lịch sử nhưng đến nay chưa xảy ra thiệt hại về nhân mạng. Ngoại trừ một số thiệt hại ban đầu trong sản xuất nông nghiệp: Lúa TĐ bị ngập gây giảm năng suất hơn 37ha, rau màu bị ngập trên 91ha; nuôi thủy sản bị thiệt hại 8,5 tấn và tổng các đoạn đê bao bị thiệt hại dài 113m…

Nhận định về nguyên nhân vì sao gây ra tình trạng ngập nặng xảy ra tại Cần Thơ, đô thị lớn nhất vùng, một số chuyên gia môi trường của các cơ quan chuyên môn cho rằng: Tình trạng gây ngập là do lũ thượng nguồn sông MeKong kết hợp với triều cường. Hầu hết các trận ngập sâu trên diện rộng tại Cần Thơ đều trùng với thời điểm lũ trên sông đạt đỉnh và triều cường lớn nhất tháng chín, mười và mười một âm lịch hàng năm.

Mặt khác trong những ngày ngập lượng mưa trên thành phố không phải là những trận mưa lớn nhất trong năm. Triều biển Đông là một trong những nguyên nhân chính gây ra ngập úng ở Cần Thơ, nhất là khu vực nội ô các quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy. Một chu kỳ triều trung bình 15 ngày trong đó có 1 kỳ triều cường và 1 kỳ triều kém. Thời kỳ triều cường thường xảy ra vào các ngày 1 và 15 tháng âm lịch. Như vậy trong một tháng xuất hiện 2 lần ngập úng tại Cần Thơ.

14-42-58_khu_vuc_noi_thi_tp_cn_tho_ngp_nng_do_trieu_cuong_-_nh_hp
Khu vực nội thị TP Cần Thơ ngập nặng do triều cường

Bên cạnh đó nguyên nhân ngập còn do mưa cường suất lớn, kéo dài. Đặc điểm mưa tại Cần Thơ thường là mưa trận, trận mưa kéo dài từ 30 phút đến 120 phút (rất ít những trận mưa kéo dài từ 2,5 giờ đến 3 giờ) vào những tháng trung tâm của mùa mưa như tháng 8, 9, 10. Những trận mưa lớn xảy ra làm cho một số tuyến đường, con hẻm không có hệ thống cống tiêu thoát hoặc có nhưng cống bị nghẹt, bị hư hỏng không tiêu thoát được gây ra tình trạng ngập. Trong khi đó quá trình đô thị hóa đã làm giảm sự điều tiết tự nhiên của bề mặt lưu vực, san lấp làm giảm các khu trữ nước tự nhiên.

Ở khu vực nội thành, phần lớn bề mặt đất bị bê tông hóa, nhựa hóa, xây nhà, công xưởng… do vậy khi mưa xuống hầu như toàn bộ lượng nước mưa đều tập trung thành dòng chảy mặt, không thể thấm xuống đất hoặc trữ lại để giảm lượng dòng chảy tập trung. Thêm vào đó, khả năng tiêu thoát hạn chế của hệ thống tiêu thoát nước nên gây ngập úng diện rộng.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’

Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.